Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH THEO QUY LUẬT “VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM”
Giới thiệu 1 trong 6 phương pháp hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch do TS.KTS. Nguyễn Thu Hạnh (Chủ tịch Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững) nghiên cứu đề xuất trong thời gian gần đây trên Tạp chí Du lịch.

Từ các số báo trước, Tạp chí Du lịch đã lần lượt giới thiệu các phương pháp khoa học hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch, do TS.KTS. Nguyễn Thu Hạnh ( Viện NCPT Du lịch) nghiên cứu đề xuất.

Trong số này, Tạp chí Du lịch tiếp tục giới thiệu: Phương  pháp xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch theo quy luật “vòng đời sản phẩm” nhằm hỗ trợ cho các địa phương và doanh nghiệp trong việc: Định hướng khai thác tài nguyên du lịch và phát triển sản phẩm phù hợp với chu kỳ sống của một điểm đến.

Để ứng dụng được tốt phương pháp này vào điều kiện cụ thể, các độc giả có nhu cầu có thể trao đổi trực tiếp với TS. KTS.Nguyễn Thu Hạnh qua địa chỉ email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó  

* Các bước tiến hành:

Bước 1

Thống kê, đánh giá, phân loại quĩ tài nguyên du lịch hiện có.

Bước 2

Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên du lịch trong từng giai đoạn trên cơ sở phân tích nhu cầu của khách và khả năng cung ứng của điểm đến ở các giai đoạn khác nhau.

Bước 3

Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trong từng giai đoạn theo qui luật vòng đời sản phẩm (chu kỳ sản phẩm)

           * Ứng dụng cụ thể: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch cho bãi biển Thiên Cầm.

Khu du lịch biển Thiên Cầm nằm cách TP. Hà Tĩnh 20km, cách Thủ đô Hà Nội 370km về phía Nam theo quốc lộ IA, có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện để khách du lịch tiếp cận. Bãi biển Thiên Cầm trải dài, chất lượng cát mịn, nước biển trong xanh, thoai thoải, môi trường trong sạch.v.v… được nhìn nhận là một trong những bãi biển có giá trị nổi bật và có khả năng thu hút cao đối với khách du lịch nghỉ mát, tắm biển của vùng du lịch Bắc Bộ.

Bên cạnh đó, Thiên Cầm còn được tô điểm thêm nhiều cảnh quan đẹp nhờ sự đa dạng địa hình của núi Thiên Cầm, núi Voi...,  nhiều di tích lịch sử văn hoá như chùa Cầm Sơn, chùa Yên Lạc... , nhiều đặc sản tự nhiên có giá trị du lịch cao.

Từ những giá trị du lịch đó, Thiên Cầm từ lâu đã được nhiều đối tượng quan tâm khai thác, đầu tư phát triển. Tuy nhiên, việc đầu tư khai thác còn mang tính đơn lẻ, cục bộ, thiếu tầm nhìn lâu dài và tổng thể nên chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể.

 Để khắc phục những hạn chế trên, việc nghiên cứu và đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm cho khu du lịch Thiên Cầm theo qui luật vòng đời sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa, nhằm phát huy toàn diện nguồn tài nguyên sẵn có để phát triển sản phẩm du lịch một cách hiệu quả và bền vững.

Bước 1: Thống kê, đánh giá, phân loại quĩ tài nguyên du lịch hiện có.

Trên cơ sở thống kê, phân loại, phân tích, đánh giá hệ thống tài nguyên của khu du lịch biển Thiên Cầm, phát hiện 3 yếu tố tài nguyên du lịch nổi trội là: Bãi cát, NúiThiên Cầm” (gắn với thuyền thuyết “ Đàn trời” ) và các Cánh đồng muối làm chất liệu cơ bản để xây dựng hình ảnh thương hiệu và xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cạnh tranh cao cho khu du lịch biển Thiên Cầm. ( xem hình 1)


Bước 2: Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên trong từng giai đoạn theo qui luật vòng đời.

Trên cơ sở phân tích nhu cầu của khách Du lịch (thông qua kết quả điều tra XHH) và khả năng cung ứng của điểm đến ở các giai đoạn khác nhau, có thể xác định thứ tự khai thác các nguồn tài nguyên như sau:

- Giai đoạn 1 (2005- 2020): Khai thác giá trị của các bãi biển (tuy không là tài nguyên độc đáo nhưng cần vốn đầu tư khai thác ít nhất hiện nay)

- Giai đoạn 2 (2010-2025): Khai thác núi Thiên Cầm gắn liền với truyền thuyết “Đàn trời” và các di tích LSVH trên núi.

- Giai đoạn 3 (2015-2030): Khai thác giá trị của các cánh đồng muối– gắn bó sâu sắc với phong tục tập quán của người dân miền biển.  



Bước 3: Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trong từng giai đoạn.        

* Giai đoạn từ 2005- 2020:

- Từ 2005- 2006: Xây dựng ý tưởng phát triển sản phẩm:BÃI TẮM THIÊN ĐƯỜNG »

- Từ 2007- 2008: Đầu tư phát triển sản phẩm:

+ Tắm biển kết hợp thể thao trên cát, trên nước cho khách trẻ tuổi.

+ Tắm biển kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh cho khách cao tuổi.

+ Tắm biển kết hợp hưởng thụ các sản phẩm du lịch cao cấp.

+ Các dịch vụ lưu trú đa dạng (khách sạn, biệt thự, bãi camping…).

- Từ 2009- 2011: sản phẩm bắt đầu được đưa vào sử dụng.

- Từ 2012- 2017: Sản phẩm phát triển đến đỉnh cao.

-Từ 2017- 2020: Sản phẩm đi vào giai đoạn thoái trào.

 


* Giai đoạn từ 2010- 2025:

- Từ 2010- 2011: Xây dựng ý tưởng phát triển sản phẩm: “CÔNG VIÊN “ĐÀN TRỜI”- hay còn gọi là “ Công viên Thiên Cầm”.

- Từ 2012-2013: Đầu tư phát triển các sản phẩm sau:

+ Khu trình diễn các lọai hình âm nhạc độc đáo lấy ý tưởng từ vật liệu thiên nhiên (đàn gió, đàn nước, đàn đá, đàn cây, ... tạo nên bản hòa tấu của thiên đường).

+ Khu biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật địa phương: hát phường vải, ca trù, hát ví dặm đò đưa, múa sắc bùa , hò chèo cạn, hát ru, hò vè, nói lối, nói trạng, trò kiểu, múa trống, múa quạt, chăn trâu, múa đèn, múa Cửa đình ..

+ Bán các sản phẩm nhạc cụ tự nhiên.

- Từ 2014- 2016: Sản phẩm bắt đầu được đưa vào sử dụng

- Từ 2017-2022: Sản phẩm phát triển đến đỉnh cao.

- Từ 2022-2025: Sản phẩm đi vào giai đoạn thoái trào.



* Giai đoạn 3: Từ 2015- 2030

- Từ 2015- 2016: Xây dựng ý tưởng phát triển sản phẩm: CÔNG VIÊN MUỐI

- Từ 2016-2017: Đầu tư phát triển các sản phẩm sau:

          + Tham quan: Cảnh quan cánh đồng muối

+ Nghỉ dưỡng: Spa muối, Vườn thiền muối, Mê cung muối, Biệt thự muối.

+ Bán sản phẩm của làng nghề: tôm, cá, nước mắm, các sản phẩm từ muối ( đèn muối, tranh muối, ẩm thực muối)

- Từ 2017- 2019: Sản phẩm bắt đầu được đưa vào sử dụng.

- Từ 2020-2025: Sản phẩm phát triển đến đỉnh cao.

- Từ 2024-2030: Sản phẩm đi vào giai đoạn thoái trào.



 

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: