Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Xem Tiếp...
Kỳ thú câu cá trên cọc ở Sri Lanka
Kỳ thú câu cá trên cọc ở Sri Lanka

       Cập nhật: 02/07/2018, 15:16:43
       Ngoài phương pháp đánh bắt thông thường bằng lưới, ở Sri Lanka còn có một kiểu bắt cá rất thú vị, đó là câu cá trên cọc.
     Kỹ thuật này theo tiếng Sinhalese được gọi là Ritipanna - một kỹ thuật rất thô sơ nhưng tốn khá nhiều thời gian. Các thị trấn ven biển Ahangama, Kathaluwa, Koggala, Thalarambe, Welipenna và ở những đoạn sông Madu, ngư dân vẫn sử dụng phương pháp đánh bắt này.
 

 
       Để có thể câu cá trên cọc, người câu đóng một cây cột bằng gỗ xuống các bãi đá, rạn san hô, sau đó bắc một thanh ngang để người câu đứng ngồi được. Người câu đứng, ngồi câu trên cọc cả ngày lẫn đêm với bốn bề sóng gió, mặt nước mênh mông. Dù công việc vất vả, song ai nấy đều thấy vui, nhất là du khách thử làm nghề này được trải mình với nhiều kinh nghiệm kỳ thú. Một tay người câu bám lấy cây cột, tay kia cầm cần câu. Cá câu được có nhiều loại, song nhiều nhất là cá trích và cá thu.
      Mặc dù cọc được đóng rất chắc chắn xuống đáy biển nhưng đôi lúc vẫn bị lung lay, chao đảo khi gặp sóng to, gió lớn. Khi đó, người câu phải thật sự bình tĩnh, giữ được sự thăng bằng, nương theo chiều gió. Những lúc thời tiết không thuận lợi, người câu luôn vẫn phải ngồi yên, không động đậy hay phát ra tiếng ồn để cá không cá sợ hãi mà bỏ đi. Để câu được nhiều cá, ngư dân thường chọn một trong ba thời điểm thanh vắng, đó là sáng sớm tinh mơ, giữa trưa nắng gắt và lúc chiều tối.
    Với người thường, ngồi lâu trên ghế một lúc đã thấy mỏi mệt nhưng với những ngư dân câu cá chuyên nghiệp, họ ngồi cả ngày ở trên những chiếc cọc mỏng mảnh, gai góc vẫn thấy bình thường. Thậm chí trẻ em ở vùng này cũng đi câu cá trên cọc. Các em được ngồi với cha chú và là chân chạy để mang những giỏ cá đã đầy ắp về cho gia đình.
    Để có một ngày bội thu, ngư dân thường đi câu từ sớm đến 9 giờ sáng hoặc giữa trưa mới về. Cũng có người đi câu đêm - muốn trải nghiệm một mình giữa màn đêm sâu thẳm của biển khơi. Ngày nào cũng có thể câu nhưng thời điểm ngư dân đi câu nhiều nhất vào mùa những cơn gió mùa tây nam cùng những cơn mưa rào từ tháng năm đến tháng 9, khi đó những đàn cá trồi lên mặt nước.
    Không rõ truyền thống câu cá trên cọc có từ bao giờ nhưng có lẽ là sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi đó, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và không phải ai cũng có thuyền lớn để ra khơi đánh bắt nên một số người đã thử câu cá thay vì dùng lưới ở các vùng nước ven bờ.
   Mới đầu, họ đứng trên những xác tàu thuyền đắm và sau đó thì đóng cọc vào rạn san hô cho đỡ trôi nổi. Đến nay, đã có ít nhất 2 thế hệ người Sri Lanka sống bằng nghề câu cá trên cọc. Hiện vẫn có khoảng 500 gia đình làm nghề này. Nhiều ngư dân Sri Lanka kết hợp làm du lịch từ việc hướng dẫn du khách leo cột câu cá. Năm 2004, một trận sóng thần đã tàn phá vùng biển của Sri Lanka, kéo theo nghề câu cá này bị ảnh hưởng. Song chỉ ngay năm sau, nó đã phục hồi nhờ ý chí của những thợ câu và sự quảng bá của các chương trình du lịch.
   Đến các vùng biển phía nam Sri Lanka, ai cũng muốn dừng chân ngắm cảnh câu cá trên cọc nhất là vào lúc bình minh và hoàng hôn, thử câu hoặc chụp ảnh với ngư dân, lưu lại những kỷ niệm khó quên về một kiểu đánh bắt độc đáo và đậm đà phong vị biển nhiệt đới./.
 
Nguồn: baohaiduong.vn

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: