Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
Trekking – loại hình du lịch khám phá độc đáo
Trekking – loại hình du lịch khám phá độc đáo

       Trekking không phải là leo núi mà là một hình thức du lịch mạo hiểm. Phương tiện di chuyển duy nhất của người tham gia loại hình du lịch này chính là đôi chân của mình. Người trekking phải đi bộ và phải tự mang vác đồ đạc của mình hay vật dụng chung của đoàn.
 

 
         Thuật ngữ trekking có nguồn gốc từ ngôn ngữ Afrikaans và trở thành một từ trong ngôn ngữ tiếng Anh vào giữa thế kỷ 19. Điểm đến lý tưởng cho trekking Việt Nam là vùng cao, vùng sâu, các khu vực dân cư xa trung tâm không có phương tiện giao thông; mất nhiều thời gian, vất vả, thậm chí là nguy hiểm.
 

 
      Những chặng đường đi trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều thú vị bất ngờ. Trekking không chỉ giúp rèn luyện thân thể dẻo dai, thỏa mãn cảm giác ưa mạo hiểm, thích chinh phục… Đặc biệt là khám phá cảnh đẹp của thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ; hòa mình và trải nghiệm đời sống sinh hoạt, văn hóa của bà con dân tộc mỗi nơi mình dừng chân.
 

 
        Trên thế giới, loại hình du lịch trekking (đi bộ khám phá) từ lâu đã trở nên phổ biến. Khoảng 4 năm trở lại đây, loại hình du lịch trekking mới bắt đầu du nhập mạnh vào  Việt Nam. Trekking thu hút rất nhiều người yêu thiên nhiên và thích vận động, mê dịch chuyển và ưa khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ…
 

 
        Giới trekking chuyên nghiệp cho rằng: Địa hình và khí hậu Việt Nam rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch này. Trekking tại Việt Nam không chỉ được ngắm cảnh đẹp mà còn có thể kết hợp rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Việt Nam cũng có nhiều điểm đến được coi là thiên đường trekking như: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa); Rừng Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) – nơi có đỉnh núi cao nhất Đông Dương Fansipan; Yên Tử (Quảng Ninh); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Núi Bạch Mã (Thừa Thiên Huế); Hòn Bà (Nha Trang); núi Chúa (Ninh Thuận); núi Bà Đen (Tây Ninh)… và mới đây là cung đường Tà Năng – Phan Dũng đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận (đây được coi là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam).
 

 
          Trekking là những chuyến trải nghiệm dài ngày, có cả yếu tố mạo hiểm, nhiều khi phải băng rừng, vượt suối, đi qua những nơi địa hình vô cùng hiểm trở, điều kiện sinh hoạt lại thiếu thốn. Chính vì vậy, trước khi tham gia bất kỳ chuyến trekking nào bạn cũng nên có sự tìm hiểu và chuẩn bị chu đáo nhất.
 

 
        Đầu tiên, là bạn phải chuẩn bị tinh thần, tìm hiểu về tuyến đường mình sẽ đi qua như về địa hình, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán của đồng bào nơi mình dừng chân, những kinh nghiệm của những người đã từng chinh phục cung đường đó. Đặc biệt là việc chuẩn bị về tinh thần và sức khỏe thật tốt.
       Sau đó là việc chuẩn bị về đồ đạc cần mang theo như: Lều trại, võng liền mùng (màn), dây dù, tấm trải, túi ngủ, dao đi rừng, bật lửa, nồi niêu, máy định vị GPS, la bàn, bản đồ…
      Do phải đi qua những khu vực rừng núi hoang vu, rậm rạp nên bạn phải chuẩn bị cả thuốc diệt khuẩn nước, dầu gió, thuốc hạ sốt, đau bụng, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, cồn y tế, kem chống muỗi, vắt, viên C sủi để tăng sức đề kháng. Thức ăn mang theo phải là loại dễ bảo quản, nhiều năng lượng như ruốc khô, xúc xích, đồ hộp, mỳ tôm, bánh quy, kẹo, sô cô la…
 

 
           Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị thêm mũ (nón) rộng vành hoặc có che tai, áo dài tay, quần ka ki mỏng, giày cao cổ, tất (vớ) dày, gậy, bảo vệ khớp gối, bảo vệ mắc cá chân, áo khoác, áo len giữ ấm, mũ trùm đầu… nếu chuẩn bị được trang phục leo núi là tốt nhất. Di chuyển theo cự ly để có thể hỗ trợ nhau trong trường hợp có sự cố; không nên uống quá nhiều nước vì dễ dẫn đến mệt mỏi. Nên hạ trại bên cạnh nguồn nước, đốt một đống lửa to và duy trì ngọn lửa suốt đêm. Nghiên cứu bản đồ các điểm trekking, tính toán điểm di chuyển hợp lý nhằm tránh tình huống nguy hiểm. Xem trước dự báo thời tiết. Chuẩn bị cả giấy giới thiệu nếu điểm trekking là khu vực biên giới hoặc khu bảo tồn.
 
Nguồn: St
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: