Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
Độc đáo những cây cầu tết từ… rễ cây sống ở Ấn Độ
Độc đáo những cây cầu tết từ… rễ cây sống ở Ấn Độ

 
Những cây cầu có kiến trúc sống bền vững. (Ảnh: Flickr/Rajkumar1220)

     Những cây cầu bằng rễ cây này có thể được tìm thấy ở Cherrapunji, Laitkynsew, và Nongriat, tại bang Meghalaya ngày nay, một bang thuộc miền đông bắc Ấn Độ.
    Meghalaya là một trong những nơi ẩm ướt nhất trên trái đất. Lưu lượng nước rất lớn của các con sông làm cho chúng chảy như thác lũ trong mùa mưa, do đó băng qua sông rất nguy hiểm.
   Và vì thế, họ uốn cây ở hai bên bờ sông thành những chiếc cầu treo, những chiếc cầu được bện bằng tay từ các rễ cây đa còn đang sống.
   Quá trình này phải mất tới 15 năm để hoàn thành, và tôi chắc chắn rằng người dân địa phương hẳn đã tinh rèn sự kiên nhẫn của mình. Các cây cầu tồn tại đã 500 đến 600 năm, và một số có chiều dài hơn 30 mét.
  Qua nhiều năm, rễ cây tiếp tục tự tái tạo và tự củng cố thành bộ rễ dầy hơn. Những cây cầu có thể chịu được 50 người cùng một lúc. Không giống như các cây cầu sắt yếu đi theo thời gian, các cây cầu tự nhiên này phát triển và bền chặt hơn theo thời gian
   Những người Khasi là người bản xứ ở khu vực này và họ không thể khẳng định truyền thống này bắt nguồn từ bao giờ, nhưng bản ghi chép đầu tiên là vào năm 1844. Truyền thống này vẫn tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.
  Công trình từ thiên nhiên bền vững này ở trong tình trạng tốt nhất như thế nào?
 
cau treo re cay song an do 1
 
Cầu treo đôi làm từ rễ cây đa. (Ảnh chụp/Youtube)
 
cau treo re cay song an do 3
 
Rễ cây được bện thành hình để giữ cấu trúc. (Ảnh chụp/ Youtube)
 
cau treo re cay song an do 5
 
Một ví dụ về độ khỏe của cây cầu dùng cho đi bộ. (Ảnh chụp/ Youtube)
 
cau treo re cay song an do 2

Toàn cảnh một cây cầu (Ảnh chụp/Youtobe)
 
cau treo re cay song an do 4
 
Một cây cầu có thể chịu được 50 người. (Ảnh chụp/ Youtube)
 
cau treo re cay song an do1
 
Kiến trúc sống bền vững. (Ảnh: Flickr/Rajkumar1220)
 
cau treo re cay song an do

Truyền lại cách chăm sóc rễ cây để xây cầu cho các thế hệ mai sau (Ảnh chụp/ Youtube)
 
Thu Hiền biên dịch
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: