Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

Tọa đàm "Vì Việt nam hạnh phúc" và kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 Tọa đàm "Vì Việt nam hạnh phúc" và kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ..
Du lịch chữa lành và cơ hội phát triển Du lịch chữa lành và cơ hội phát triển
Tư duy "ngược" và những sản phẩm du lịch độc đáo Tư duy "ngược" và những sản phẩm du lịch độc đáo
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Độc lạ tòa nhà 'mọc lên' từ quá khứ: 206m, view triệu đô, 'khủng' nhất là sức chứa của nó Độc lạ tòa nhà 'mọc lên' từ quá khứ: 206m, view triệu đô, 'khủng' nhất là..
Tòa nhà xoắn ốc được dát 11.000 tấm thép ở Pháp Tòa nhà xoắn ốc được dát 11.000 tấm thép ở Pháp
Xem Tiếp...
Giải mã hòn đảo kỳ lạ cứ nửa năm lại “đổi chủ” một lần

Người dân trên đảo cũng quen với việc cứ 6 tháng đầu năm, đảo Pheasant thuộc chủ quyền Pháp, đến 6 tháng cuối năm lại thuộc về Tây Ban Nha.

Nguồn: Dân Việt



Người dân trên đảo cũng quen với việc cứ 6 tháng đầu năm, đảo Pheasant thuộc chủ quyền Pháp, đến 6 tháng cuối năm lại thuộc về Tây Ban Nha.

 
Cách dòng sông Bidasoa gần biên giới Pháp – Tây Ban Nha chưa đầy 6 km có một hòn đảo nhỏ tên gọi Pheasant. Hòn đảo xuất hiện từ rất lâu, nhưng tới năm 1659, nó lại trở thành vùng đất rất đặc biệt trên thế giới. Chính vào năm này, các đại diện đến từ Pháp và Tây Ban Nha đã gặp gỡ và cùng nhau ký kết Hiệp ước Pyrenees – đánh dấu chính thức kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm.

 giai ma hon dao ky la cu nua nam lai “doi chu” mot lan hinh anh 1

Hiệp ước Pyrenees đồng thời đưa ra biên giới mới chạy dọc theo núi Pyrenees, sau đó đi theo con sông Bidasoa tới vịnh Biscay ở Đại Tây Dương, tạo thành đường biên giới giữa Pháp và Tây Ban Nha. Trên thực tế, đường biên giới sẽ cắt ngang qua đảo Pheasant, chia hòn đảo rộng 1,6 hecta này thành 2 phần cho mỗi bên nắm một phần kiểm soát. Nhưng cuối cùng, bản hiệp ước cũng sắp xếp một cách rất hợp lý, biến Pheasant thành ngôi nhà chung của cả 2 bên.

 giai ma hon dao ky la cu nua nam lai “doi chu” mot lan hinh anh 2

Vùng đất chung hay “condominium”, được coi là lãnh thổ do nhiều quốc gia có chủ quyền và thống trị mà không thuộc hoàn toàn một bên nào. Nam Cực là một ví dụ như thế. Về mặt lịch sử, nhiều vùng đất chung từng xuất hiện nhưng không tồn tại được lâu. Việc một vùng đất chung tồn tại thành công hay không còn phụ thuộc vào sự hợp tác của cả đôi bên. Nếu không, nó khó lòng đảm bảo trong thời gian dài. Thiếu sự đồng thuận, nó sẽ không là vùng đất chung nữa. Như vậy, có thể thấy, đảo Pheasant là “ngôi nhà chung” rất đặc biệt.

Từ đó tới nay, đảo Pheasant là một trong những vùng đất “kỳ diệu” nhất thế giới khi 6 tháng lại thay chủ quyền một lần. 6 tháng đầu năm, hòn đảo thuộc về Pháp. Nhưng đến 6 tháng cuối năm lại thuộc về người Tây Ban Nha. Tờ New York Times từng ví nơi này như “một quả bóng trong trò chơi bóng chày diễn ra tốc độ chậm giữa Pháp và Tây Ban Nha”.

 giai ma hon dao ky la cu nua nam lai “doi chu” mot lan hinh anh 3

Nửa năm một lần, hai nước lại tổ chức lễ trao quyền quản lý đảo. Như vậy, người dân trên đảo cũng vì thế mà đổi quốc tịch. Họ sở hữu cả quốc tịch Pháp và Tây Ban Nha.

Trước khi hiệp ước Pyrenees được ký kết, đảo Pheasant từng là địa điểm trung lập, được chọn làm nơi gặp gỡ giữa hai quốc gia Pháp – Tây Ban Nha, đồng thời để trao đổi tù nhân. Nhiều sự kiện lịch sử trọng đại từng diễn ra trên đảo. Tại đây, Vua Pháp Louis XIII đã gặp người vợ tương lai của mình là công chúa Tây Ban Nha. Vua Louis XIV cũng gặp Maria Theresa và nhiều cuộc hôn phối khác diễn ra tại đây.

 giai ma hon dao ky la cu nua nam lai “doi chu” mot lan hinh anh 4

Link: danviet.vn/du-lich/giai-ma-hon-dao-ky-la-cu-nua-nam-lai-doi-chu-mot-lan-815115.html

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: