Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

12 địa điểm đáng sợ nhất ở châu Âu 12 địa điểm đáng sợ nhất ở châu Âu
10 cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc, bạn biết bao nhiêu nơi? 10 cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc, bạn biết bao nhiêu nơi?
Xem Tiếp...
Những bí mật chưa nhiều người biết bên dưới Paris hoa lệ

Đường hầm được lát trần bằng đầu lâu và xương với chiều dài hơn 300 km, nằm bên dưới 'Kinh đô ánh sáng.

Nguồn: Phụ nữ News

Khi Paris trở thành trung tâm của châu Âu, cũng là lúc thành phố này nảy sinh một vấn đề lớn. Vào thế kỷ 17, có quá nhiều người sinh sống và qua đời tại Paris, nghĩa trang lâm vào tình trạng quá tải đến nỗi các thi thể không còn chỗ để chôn chất. 

Nhung bi mat chua nhieu nguoi biet ben duoi Paris hoa le

Những người sống trong khu Les Halles gần Les Innocents - nghĩa trang lâu đời và lớn nhất của thành phố - là những người đầu tiên phàn nàn về mùi khó chịu của xác chết bị phân hủy từ nghĩa trang. Các cửa hàng nước hoa thậm chí còn tuyên bố rằng họ không thể làm ăn kinh doanh vì thứ mùi kinh khủng này. Năm 1763, vua Louis XV đã ban hành lệnh cấm chôn cất trong thủ đô, nhưng do sự phản đối của Giáo hội vì không muốn các nhà thờ bị xáo trộn hoặc bị di chuyển, nên lệnh cấm đã bị bãi bỏ. Louis XVI, người kế nhiệm Louis XV, cũng tuyên bố rằng tất cả các nghĩa trang phải được chuyển ra khỏi Paris. Mãi cho đến năm 1780, một sự chuyển biến mới diễn ra. Năm đó, mùa mưa kéo dài làm một bức tường của Les Innocents sụp đổ, các hài cốt tràn ra khu vực lân cận. Nhu cầu cấp thiết lúc bấy giờ của thành phố là tìm một nơi tốt hơn để mai táng người đã khuất.

Và giải pháp cho vấn đề này chính là đưa tử thi vào các đường hầm lâu đời đã tồn tại bên dưới Paris từ thế kỷ 13. Đường hầm chính là giải pháp khả thi, họ bắt đầu di chuyển hài cốt từ các nghĩa trang năm tầng dưới lòng đất vào các mỏ đá cũ của Paris. Các nghĩa trang bắt đầu được giải tỏa vào năm 1786, bắt đầu với Les Innocents. Thành phố này đã phải mất 12 năm để di chuyển tất cả hài cốt của gần 7 triệu người vào các hầm mộ.

Một trong số đó có những thi thể được chôn cất từ thời đại Merovingian cách đây hơn 1.200 năm. Bắt đầu từ thời điểm Cách mạng Pháp, người chết được chôn cất trực tiếp trong hầm mộ.

 
 
Bỏ qua

Có một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử chọn đây là nơi an nghỉ cuối cùng của họ như Jean-Paul Marat, một trong những chính trị gia có tư tưởng cấp tiến nhất của cuộc cách mạng, Maximilien de Robespierre người có ảnh hưởng trong cả cuộc Cách mạng và Thời kỳ sau đó. 

Nhung bi mat chua nhieu nguoi biet ben duoi Paris hoa le

Ngày nay, một đoạn hầm mộ với độ dài gần 2 km được mở cho du khách đến khám phá. Đường hầm mở cửa từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ ba đến chủ nhật và vé vào cửa là 11 USD cho người lớn. Lối vào của hầm mộ nằm ở số 1, đại lộ Henri Rol-Tanguy, quận 14 của Paris. Du khách sẽ mất khoảng 45 phút đi bộ trong khu vực này, có thông tin hướng dẫn chi tiết. Du khách cũng có thể mua hướng dẫn bằng âm thanh, với giá khoảng 4 USD. Bạn hãy nhớ mang theo áo khoác vì trong đường hầm khá lạnh với nhiệt độ khoảng 14 độ C. Có nhiều lối ra vào từ các nơi trong thành phố, nhưng việc tiếp cận những nơi này là bất hợp pháp. 

Trước khi bước vào tháp chôn, có một không gian ngầm được sử dụng tổ chức triển lãm theo chủ đề (triển lãm năm 2014 đề cập đến lịch sử địa chất của Paris khi còn là một vùng biển cổ đại). Khi du khách vào trong tháp, họ sẽ đi qua một lối đi có dòng chữ đầy ám ảnh: "Arrête, c'est ici l'empire de la mort!" (Dừng lại! đây là đế chế của sự chết chóc!).

Bên trong tháp là hài cốt được gom lại từ những nghĩa trang khác. Một số được sắp xếp gọn gàng dọc theo hành lang, một số khác sắp xếp theo hình mẫu như thánh giá và các hình ảnh khác. Du khách cũng có thể nhìn thấy các tác phẩm điêu khắc trong hành lang Port-Mahon do một thợ mỏ và cựu chiến binh của quân đội Louis XV tạo ta trước khi hài cốt được đưa vào.

Tác phẩm điêu khắc chính là mô hình pháo đài của Port-Mahon, một thị trấn đảo lớn. Khu vực này cũng được cho là nơi người Anh gian giữ tác giả mô hình pháo đài tên là Décure trong Cuộc chiến tranh bảy năm.

Nhung bi mat chua nhieu nguoi biet ben duoi Paris hoa le

Link: www.phununews.vn/doi-song/nhung-bi-mat-chua-nhieu-nguoi-biet-ben-duoi-paris-hoa-le-202594/
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: