Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
Bãi biển “mất tích” 2 lần một ngày

Cứ hai lần một ngày, khi thủy triều rút xuống lại lộ ra phần thềm bùn rộng lớn trải dài tới 15 km. Đó cũng là lúc du khách thỏa thích đi bộ bằng chân trần ngay tại biển.

 


Nguồn:  dân trí
Ở mép phía đông nam của biển Bắc, dọc theo bờ biển từ Đan Mạch tới Hà Lan là một dải đất lầy lội và các hòn đảo. Thông thường, nơi này ngập nước. Nhưng cứ 2 lần trong ngày, khi thủy triều rút xuống lại lộ ra phần thềm bùn rộng lớn trải dài tới 15 km. Nơi này được biết tới là biển Wadden. Nó được mô tả là một trong những đới gian triều (vùng đất bị ngập nước biển khi triều lên) còn lại trên trái đất.

Vẻ đẹp của biển Wadden

Bãi biển Wadden trải dài từ Den Helder ở phía tây bắc của Hà Lan, qua các cửa sông lớn tại Đức, tới ranh giới phía bắc ở Skallingen – nơi thuộc phía bắc Esbjerg Đan Mạch, với tổng chiều dài khoảng 500 km, tổng diện tích lên tới 10.000 km2. Năm 2009, các phần của biển Wadden thuộc Đức và Hà Lan đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Thế giới vào năm 2009 và được mở rộng thêm phần thuộc Đan Mạch vào năm 2014.

Cứ 2 lần 1 ngày, biển lại biến mất khi nước rút, trơ lại phần bùn
Cứ 2 lần 1 ngày, biển lại "biến mất" khi nước rút, trơ lại phần bùn
Một số sinh vật biển lộ ra dưới lớp bùn
Một số sinh vật biển lộ ra dưới lớp bùn

Thú vui của các du khách Hà Lan và Đức khi tới đây là đi chân trần trên lớp bùn tại biển khi nước rút đi. Kiểu thư giãn này được gọi với tên “Wattwandern” trong tiếng Đức, và “Wadlopen” trong tiếng Hà Lan.

Cụ thể, các du khách sẽ lội quanh lớp bùn ướt để những ngón chân được massage tự nhiên. Đôi khi người ta sẽ thấy những con giun hay ốc biển, sao biển ngọ nguậy dưới chân vì nước biển rút xuống thấp dưới mắt cá chân.

Lội biển là hoạt động thú vị của du kahchs khi tới đây
Lội biển là hoạt động thú vị của du kahchs khi tới đây

Hàng năm có tới hàng chục ngàn người tới đây để lội biển dẫm bùn. Đi bộ trong bùn là hoạt động thú vị, nhưng đôi khi rất nguy hiểm bởi có thể bị lún sâu khi không thấy cảnh báo. Có những tuyến đường nguy hiểm khiến người ta phải cảnh báo du khách chỉ được đi lại trên tuyến cố định được hướng dẫn.

Biển Wadden nổi tiếng vì có sự phong phú đa dạng trong quần động vật và thực vật. Hơn 10.000 loài sinh vật, thực vật đang sinh sống tại khu vực này, bao gồm loài sinh vật nhỏ như cá, chim và động vật có vú. Biển Wadden cũng giàu nguồn thực phẩm bởi mỗi khi thủy triều rút xuống lại hút theo số lượng lớn những loài chim di cư như vịt, ngỗng, mòng biển, hải cầu tới tìm mồi. Hiện có khoảng 30.000 con hải cẩu đang sống ở vùng biển này.

Du khách thích thú lội trong nước
Du khách thích thú lội trong nước

Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học tại Wadden đang biến mất dần. Nhiều loài cá như cá hồi nâu, cá tầm, cá đuối, từng tìm thấy ở đây nhưng lại mất dần. Diện tích biển cũng giảm theo thời gian do sự tác động của con người. Đến nay, biển Wadden giảm hẳn 50% diện tích so với kích thước ban đầu.

Hiện nay, một phần lớn của biển Wadden được bảo hộ với sự hợp tác của cả ba quốc gia. Chính quyền Hà Lan, Đan Mạch và Đức đã hợp tác cùng nhau kể từ năm 1978 về vấn đề bảo vệ và bảo tồn biển Wadden. Sự hợp tác diễn ra trong quản lý, giám sát và nghiên cứu, cũng như các vấn đề chính trị. Ngoài ra, năm 1982, tuyên bố chung về bảo hộ biển Wadden đã được thỏa thuận để phối hợp các hoạt động và các biện pháp bảo vệ biển Wadden. Năm 1997, kế hoạch biển Wadden được cả 3 bên phê chuẩn.

Việt Hà

Link: dulich.dantri.com.vn/du-lich/bai-bien-mat-tich-2-lan-mot-ngay-20170605145409891.htm

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: