Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
"Cần phát triển các sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng có tại địa phương..
Theo báo Quảng Ninh
www.baoquangninh.com.vn/du-lich/201604/can-phat-trien-cac-san-pham-du-lich-mang-ban-sac-rieng-co-tai-dia-phuong-2303841/
(TS.KTS Nguy
n Thu Hnh, Ch tch Liên hip Khoa hc Phát trin Du lch Bn vng - STDe, trò chuyn vi PV Báo Qung Ninh)
Với 15 dự án du lịch mang “Tư duy đột phá” cùng bộ sách “Tư duy sáng tạo sản phẩm du lịch” đã xuất bản, TS.KTS (Kiến trúc sư) Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền Vững - STDe và các nhà khoa học STDe đã để lại những dấu ấn đáng tự hào và trân trọng cho du lịch Việt Nam về lòng đam mê và sức sáng tạo các sản phẩm du lịch. Đầu tháng 4 vừa qua, TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh tham gia chương trình bồi dưỡng phương pháp thiết kế, sáng tạo bộ sản phẩm du lịch độc đáo cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. PV Báo Quảng Ninh đã có cuộc trò chuyện với chị xung quanh các vấn đề về phát triển du lịch của Quảng Ninh.


TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh nhận giải thưởng “Cúp Sen xanh trí tuệ Việt Nam” năm 2015. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

- Thưa Tiến sĩ, được biết chị là người có khá nhiều đam mê và duyên nợ với Hạ Long. Với hơn 20 năm gắn bó với Quảng Ninh, chị đã chủ trì và tham gia rất nhiều dự án nghiên cứu chuyên sâu về du lịch, hơn ai hết, chị hiểu rất rõ về sự phát triển du lịch nơi đây. Vậy theo chị, sự  phát triển du lịch ở Quảng Ninh còn hạn chế ở những điểm gì?

+ Theo quan sát của tôi, những hạn chế của du lịch Quảng Ninh cũng không nằm ngoài những hạn chế chung của du lịch Việt Nam hiện nay như: Tài nguyên du lịch chưa được khai thác phát triển một cách có hệ thống với tầm nhìn chiến lược; giá trị tài nguyên chưa được khai thác toàn diện và sâu sắc; sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, chưa rõ nét đặc trưng, độc đáo của địa phương, chưa tạo được những điểm nhấn ấn tượng ghi dấu ấn trong lòng du khách. Mặt khác, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách, đặc biệt là khách có khả năng chi trả cao. Chính vì vậy, lượng khách đến Hạ Long tuy khá đông nhưng doanh thu chưa thực sự tương xứng so với nguồn tài nguyên sẵn có. Chưa kể đến vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác thiếu kiểm soát và nạn “chặt chém” vẫn đang là những vấn đề nổi cộm của du lịch Quảng Ninh.

- Hiện nay, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh ở cấp tỉnh và cấp huyện hầu hết đã được triển khai nghiên cứu và phê duyệt, vậy tại sao việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn bị coi là chưa có chiến lược và tầm nhìn?

+ Quy hoạch du lịch cũng đang nằm trong hạn chế chung của công tác quy hoạch hiện nay trên toàn bộ quốc gia. Tuy đã được thực hiện ở nhiều cấp, nhưng tiến độ, chất lượng quy hoạch và việc quản lý sau quy hoạch đang còn có nhiều điều đáng bàn. Nguyên nhân do các quy hoạch còn thiếu tính liên ngành, liên vùng, phương pháp quy hoạch truyền thống không đáp ứng được thực tế phát triển và nhu cầu biến động rất nhanh của các địa phương…

Các quy hoạch đã phê duyệt chưa thực sự được các cơ quan quản lý coi như một “kim chỉ nam” cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và kiểm soát phát triển trong thực tế. Chính vì những hạn chế trong công tác quản lý quy hoạch nên nếu có dịp ngắm tổng thể Vịnh Hạ Long từ trên cao, như từ trên đỉnh núi Bài Thơ chẳng hạn, chúng ta sẽ vô cùng đau xót khi nhìn thấy bức tranh Vịnh Hạ Long đang bị xé tan ra từng mảnh. Nhiều quả đồi đã biến thành đồi trọc, nhiều thảm thực vật và nhiều loài động vật có nguy cơ biến mất, các đô thị trên đất liền đang tiến dần ra biển để đô thị hoá dần các hòn đảo nguyên sơ của Vịnh Hạ Long.

Rõ ràng, chúng ta đang vô tình hoặc cố tình làm mất đi những giá trị của tài nguyên, những tiền đề để phát triển du lịch. Hạ Long mơ màng và tĩnh lặng, Hạ Long với vẻ đẹp siêu nhiên gắn với huyền thoại rồng thiêng, đang dần bị hiện thực hoá bởi bàn tay thô bạo của con người.

- Theo chị, đối với Vịnh Hạ Long, cần ưu tiên phát triển những sản phẩm du lịch gì để vừa bảo tồn gìn giữ được cảnh quan, môi trường tự nhiên, lại thu hút được du khách đến tham quan du lịch?

+ Cho tới nay, Vịnh Hạ Long vẫn được coi là hình ảnh thương hiệu của du lịch Quảng Ninh. Vì vậy, Quảng Ninh nên tập trung vào việc đẩy mạnh chất lượng của hoạt động tham quan trên Vịnh Hạ Long lên một tầm cao mới, đẳng cấp và chuyên nghiệp hơn để xứng đáng với vị thế là một di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Các tuyến tham quan trên Vịnh cần có kịch bản, chương trình hấp dẫn, chứa nhiều thông tin thú vị hơn về các giá trị vượt bậc của Vịnh Hạ Long.   

Cách đây vài năm, STDe nghiên cứu và đề xuất “Tuyến du lịch Rồng thiêng”. Tuyến du lịch này được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch thương hiệu cho kỳ quan Hạ Long. Đây là tuyến hành trình đi theo các dấu ấn của Rồng để tìm hiểu và khám phá các giá trị tâm linh, huyền thoại ở Vịnh Hạ Long. Tuyến sẽ liên kết 7 hòn đảo nổi tiếng trên Vịnh Hạ Long để tạo nên một con rồng huyền thoại, với các chủ đề: Đảo Ngọc Rồng (đảo Tuần Châu), đảo Rồng - Tiên (đảo Đầu Gỗ), đảo Rồng biến hoá (đảo Bồ Hòn), đảo Con Rồng - Cháu Tiên (đảo Hang Trai), đảo Thuỷ cung Rồng (đảo Đầu Bê), đảo Cá hoá Rồng (hòn Vông Viêng) và đảo Rồng bay về trời (đảo Cống Đỏ).

Ngoài các tuyến tham quan Vịnh, cần tăng cường phát triển các hoạt động du lịch bổ trợ như: Vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm,… mang bản sắc riêng có tại khu vực đảo Tuần Châu, Hùng Thắng và Hòn Gai. Các hoạt động lưu trú nghỉ dưỡng thì không nên tập trung quá nhiều tại khu vực ven biển Vịnh Hạ Long, để giảm tải sức ép cho khu vực này. Nên mở rộng đầu tư phát triển nghỉ dưỡng biển về phía đông bắc với các hòn đảo và bãi tắm dài, mịn và quỹ đất lớn như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Trà Cổ, Vĩnh Thực…

- Được biết, trong thời gian qua, STDe đã liên tục nghiên cứu và công bố 15 bộ sản phẩm du lịch mang tư duy đột phá, được dư luận đánh giá cao về tính sáng tạo. Chị có thể giới thiệu một bộ sản phẩm mà chị tâm đắc nhất?

+ Một trong những sản phẩm du lịch mà tôi tâm đắc nhất là sản phẩm du lịch “Gió Bạc Liêu”. Trong dự án này, các nhà khoa học đã phát hiện 9 giá trị có thể khai thác từ nguồn gió Bạc Liêu nhưng hiện nay Bạc Liêu mới chỉ khai thác giá trị năng lượng của gió để xây dựng nhà máy điện gió, 8 giá trị còn lại vẫn đang còn ở dạng tiềm ẩn. STDe đã tiếp cận dưới một góc nhìn mới, bằng phương pháp tư duy mới để nghiên cứu và đề xuất khai thác một cách toàn diện và sâu sắc các giá trị tiềm ẩn của gió, nhằm định hướng xây dựng hình ảnh thương hiệu du lịch cho Bạc Liêu. Du khách đến bờ biển Bạc Liêu sẽ được nghe “nhạc gió”, xem “gió múa”, “gió vẽ” và nghe “gió tỏ tình”… Dự án này đã giúp cho nhà máy điện gió Bạc Liêu có một hướng phát triển mới để phát triển chuỗi sản phẩm du lịch từ gió, tạo thêm nguồn thu nhập lớn từ việc khai thác “cánh đồng điện gió Bạc Liêu”... Dự án được UBND tỉnh Bạc Liêu hết sức ủng hộ và đứng ra kết nối với các doanh nghiệp trong tỉnh để triển khai vào thực tế trong năm 2016...

- Chị có thể chia sẻ một chút về công việc, dự định của chị trong thời gian tới?

+ Hiện nay, tôi và các nhà khoa học của STDe đang nỗ lực cho việc xúc tiến triển khai các dự án du lịch đột phá để đưa vào thực tế của địa phương và doanh nghiệp. STDe đã lập hội đồng tư vấn xúc tiến đầu tư các sản phẩm du lịch đột phá để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Trong số 15 dự án du lịch mà STDe đã công bố trong thời gian qua có dự án: Sản phẩm du lịch kỳ quan Hạ Long với tuyến du lịch Rồng Thiêng. Hiện nay, khu du lịch đảo Tuần Châu đã liên hệ với STDe để xin được ứng dụng triển khai tuyến du lịch này.

- Trong cuộc sống, điều gì làm chị tâm đắc nhất?

+ Tôi tâm đắc nhất với giá trị của câu nói: “Cám ơn nghịch cảnh”. Theo tôi, chỉ khi gặp những khó khăn, thách thức và biến cố sâu sắc trong cuộc đời, con người mới thực sự trưởng thành và ngộ ra được chân lý cuối cùng… Chính vì vậy, các sản phẩm du lịch đột phá của STDe hướng cho khách du lịch có cơ hội trải nghiệm các “nghịch cảnh” đó để có những khám phá tâm hồn mới mẻ.

- Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này!

Thu Hương (thực hiện)

 

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: