Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến
Quán cà phê Nhật gây sốt với những con chuột khổng lồ Quán cà phê Nhật gây sốt với những con chuột khổng lồ
Xem Tiếp...
Khám phá Hà Giang từ Đá
Theo Báo Mới
www.baomoi.com/kham-pha-ha-giang-tu-da/c/18901765.epi
Trước đây, du khách đến Hà Giang chủ yếu là để ngắm hoa Tam Giác mạch và chiêm ngưỡng, trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của mảnh đất này. Nhưng giờ đây, Hà Giang có thể đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới lạ và độc đáo chưa từng có, qua những sản phẩm du lịch từ Đá.

Đó là ý tưởng chủ yếu của bộ sản phẩm du lịch: Tour “Con đường Hạnh Phúc”- đường dẫn đến “Trái tim của Đá” do Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch bền vững (STDE) vừa công bố.

Đối với tỉnh Hà Giang, “Con đường Hạnh Phúc” chính là giá trị cốt lõi của thiên nhiên và con người Hà Giang, là yếu tố điển hình quan trọng để tạo dựng và lan tỏa thương hiệu du lịch cho Hà Giang.

Kham pha Ha Giang tu Da - Anh 1

Đồng bào người Mông sinh hoạt trên con đường Hạnh Phúc.

Con đườngHạnh Phúc do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên cho Quốc lộ 4C dài 185 km từ thành phố Hà Giang đi 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Con đường Hạnh Phúc được khởi công ngày 10/9/1959 và hoàn thành ngày 20/3/1965 với sự hy sinh to lớn của hàng vạn thanh niên xung phong và dân công thuộc 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang (thuộc khu tự trị Việt Bắc trước đây) và hai tỉnh Hải Dương, Nam Định. Để có được con đường Hạnh Phúc lịch sử, 14 thanh niên xung phong đã nằm lại trên những cung đường mùa xuân.

Có thể nói, khách du lịch hiểu và trải nghiệm những giá trị tự nhiên và nhân văn cao đẹp nhất của Hà Giang cũng là nhờ con đường Hạnh Phúc, nơi mà hơn nửa thế kỷ trước, bằng những dụng cụ lao động thô sơ, hàng vạn thanh niên xung phong đã phá đá để mở ra con đường của máu và hoa, của gian khổ, hy sinh và hạnh phúc.

Và giờ đây, con đường Hạnh Phúc cũng là nguồn cơn ý tưởng của bộ sản phẩm du lịch độc đáo khám phá “Trái tim của Đá”.

Kham pha Ha Giang tu Da - Anh 2

Chia sẻ về ý tưởng lấy con đường Hạnh Phúc làm mấu chốt để khai thác sản phẩm du lịch từ Đá cho Hà Giang, TS. Nguyễn Thu Hạnh cho biết: “Cách đây hơn một năm, tôi và UBND tỉnh Hà Giang cùng bàn về cách xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của Cao nguyên đá, điều băn khoăn nhất của tôi cũng như nhiều khách du lịch khi đến Hà Giang là với một sa mạc đá mênh mông kéo dài bốn huyện như thế này, thì điểm nhấn ở đâu? Điều gì tạo ra sức hút của đá Hà Giang? Đá Hà Giang sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào với đá Hạ Long? Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã ngỡ ngàng vì những giá trị độc đáo của con đường Hạnh Phúc, đó là con đường kéo dài 4 huyện cũng được coi là con đường đạt nhiều kỷ lục nhất trong lịch sử làm đường ở nước ta. Thi công hoàn toàn bằng sức người, gian khổ nhất, vượt qua vùng núi đá cao nhất, thời gian thi công lâu nhất, số ngày công nhiều nhất….

“Khi con đường đi vào sử dụng, nó cũng giúp giải quyết rất nhiều vấn đề cho Hà Giang. Cùng nhờ con đường Hạnh Phúc, du khách trải nghiệm nhiều điểm du lịch đặc sắc nhất của Hà Giang: Cột cờ Lũng Cũ, Nhà của Vua Mèo… Vô tình mọi giá trị đặc sắc nhất của Hà Giang đều nằm trên tuyến đường này. Chúng tôi đã nảy ra ý tưởng khai thác những giá trị độc đáo và tiềm ẩn từ đá Hà Giang để trở thành những sản phẩm du lịch khác biệt: ăn cùng với đá, chơi, ngủ cùng đá…” - TS. Thu Hạnh bày tỏ.

Với bộ 3 sản phẩm STDE đề xuất, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động độc đáo. Không chỉ là tham quan các thắng cảnh Đá kỳ vĩ như đèo Cán Tỷ, đèo Mậu Duệ, cột cờ Lũng Cú…; tham quan khu du lịch “Trái tim của Đá”, du khách còn có thể được tham quan các tác phẩm nghệ thuật trên cánh đồng ngô; Ngủ đêm và trải nghiệm trong các ngôi nhà làm bằng vật liệu Ngô; Thưởng thức các món ăn khác nhau từ hoa Tam giác mạch…

TS. Thu Hạnh cho biết: “Sau khi trải nghiệm những hoạt động ăn chơi, ngủ nghỉ và khám phá với Đá Hà Giang, du khách sẽ cảm nhận được trái tim của Đá Hà Giang và những giá trị nhân văn của mảnh đất này. Đặc biệt, mô hình Công viên”Trái tim của Đá” tại Đồng Văn, chúng tôi dự định sẽ kêu gọi đầu tư. Nếu thành hiện thực thì nơi đây sẽ là công viên đá đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có nhiều trải nghiệm độc đáo như vậy”.

Đánh giá về bộ sản phẩm này, ông Nguyễn Bá Toàn - Giám đốc Công ty Du lịch Khát Vọng Việt cho rằng ý tưởng này hoàn toàn khả thi và có thể triển khai được. Doanh nghiệp này khẳng định sẽ cùng với STDe đưa sản phẩm này vào thực tế. “Nếu như trước đây du khách chỉ đến Hà Giang vì hoa Tam giác mạch và những cung đường hùng vĩ thìgiờ đây du khách có thể trải nghiệm những giá trị nhân văn, địa chất, nghệ thuật… của Hà Giang. Tôi cho rằng đây sẽ là những giá trị phát triển du lịch bền vững.”- ông Toàn chia sẻ.

Kham pha Ha Giang tu Da - Anh 3

Trong khi đó, ông Nguyễn Quý Phương- Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) đánh giá cao bộ sản phẩm này, đồng thời cho rằng: sự khác biệt là điều quan trọng nhất để thu hút khách du lịch. “Một điểm đến có cái gì khác bình thường sẽ hấp dẫn, kích thích trí tò mò của du khách. Tuy nhiên, ý tưởng này phải được sự ủng hộ của nhà quản lý và doanh nghiệp thì mới thành hiện thực ”- ông Phương cho hay.

Sự độc đáo và mới lạ của bộ sản phẩm này hứa hẹn sẽ đem lại điểm nhấn khó quên cho du lịch Hà Giang, góp phần đưa địa phương này trở thành một điểm sáng của du lịch miền Bắc. Tuy nhiên, để bộ sản phẩm này không chỉ là những ý tưởng trên giấy thì cần lắm sự nỗ lực gắn kết của chính quyền và doanh nghiệp để đưa sản phẩm vào thực tế./.

Lâm Minh
Ảnh: Ngọc Thành

 
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: