Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

12 địa điểm đáng sợ nhất ở châu Âu 12 địa điểm đáng sợ nhất ở châu Âu
10 cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc, bạn biết bao nhiêu nơi? 10 cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc, bạn biết bao nhiêu nơi?
Xem Tiếp...
Những thị trấn kì lạ nhất trên thế giới
Thị trấn mà người dân có thể nói chuyện với người chết, thị trấn dưới lòng đất, thị trấn bù nhìn...là một trong những địa điểm kì lạ trên thế giới.

Thị trấn bù nhìn Nagoro, Nhật Bản


Dân số: 35 người và 350 con búp bê bù nhìn

Thị trấn bù nhìn Nhật Bản

 
Điều đặc biệt ở ngôi làng Nagoro, thuộc đảo Shikoku này là có vô vàn những con búp bê bù nhìn. Lý do là phần lớn người trẻ đổ về các thành phố lớn để làm việc và sinh sống, trong làng chỉ còn lại người già. Vì thế, bà Tsukimi Ayano – một nghệ nhân trong làng đã có ý tưởng sáng tạo ra những con búp bê bù nhìn để tượng trưng cho người trẻ đã rời làng ra đi hoặc ai đó đã qua đời. Hiện nay, mọi ngóc ngách trong ngôi làng Nagoro đều có sự xuất hiện của những chú bù nhìn. Đây cũng là một trong những lý do khiến ngôi làng nhỏ này ngày càng đông du khách đến tham quan.

Thị trấn trong lòng đất Coober Pedy, Australia


Thị trấn trong lòng đất
Coober Pedy nổi tiếng với các công trình ngầm như nhà thờ, nhà hàng, khách sạn đều được xây dựng dưới lòng đất.

Đây là một thị trấn nằm ở vùng hẻo lánh của Australia, cách 846 km về phía Bắc Adelaide. Thị trấn hình thành vào năm 1915. Thị trấn này được mệnh danh là "thủ đô opan của thế giới" do phần lớn sản lượng opan được khai thác ở đây.

Từ nhiều thập kỷ trước những người thợ mỏ đầu tiên đã bắt đầu xây dựng những khu nhà nằm dưới lòng đất để tránh khí bụi do khai thác opan, tránh khí hậu khắc nghiệt với ánh nắng mặt trời chói chang. Hiện nay, phương pháp khai thác opan đã có nhiều cải tiến nhưng khoảng 1.600 cư dân Coober Pedy vẫn sống dưới lòng đất. Điều này cũng giúp họ tránh cái nóng bức vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.

Thị trấn có khả năng nói chuyện với người chết Lily Dale, New York, Mỹ


Dân số: khoảng 200 người. Ngôi làng được thành lập vào cuối những năm 1800 đầu năm 1900, thời kì hoàng kim của phong trào duy linh. Đây là ngôi làng lý tưởng dành cho những nhà pháp sư, nhà ngoại cảm và những người theo thuyết duy linh. Thuyết duy linh (tiếng latinh: Anima có nghĩa là tinh thần, linh hồn) theo định nghĩa của nhà nhân chủng học người Anh Edward Burnett Tylor chính là niềm tin vào linh hồn sinh vật. Những người theo thuyết này tin rằng linh hồn của người chết có khả năng và khuynh hướng giao tiếp với người sống. 

Thị trấn nói chuyện với người chết
Đây là ngôi làng lý tưởng dành cho những nhà pháp sư, nhà ngoại cảm và những người theo thuyết duy linh

Hiện nay số dân nơi đây chỉ là 200 người nhưng mỗi năm có khoảng 20. 000 du khách tới đây để tham gia các lớp học, các buổi hội thảo nhằm học cách chữa bệnh và cách giao tiếp giữa người trần thế và những người đã mất từ những người nổi tiếng như Deepak Chopra. Chính sự huyền bí này càng thu hút nhiều người tới Lily Dale để khám phá và tìm kiếm câu trả lời, hoặc chỉ tới để thưởng ngoạn vẻ đẹp và sự thanh bình nơi đây.

Thị trấn sao chép, Hallstatt, Trung Quốc


Cách đây ít lâu, một ngôi làng tại Quảng Đông bỗng nhiên trở nên nổi tiếng khi copy nguyên kiến trúc của ngôi làng Hallstatt (Áo), nơi được công nhận là Di sản thế giới. Ngôi làng Hallstatt thuộc hàng di sản văn hóa thế giới của Áo được UNESCO công nhận bị Trung Quốc “nhái” lại với chi phí xây dựng lên đến 940 triệu USD.

Thị trấn sao chép
Thị trấn này đã copy nguyên kiến trúc của ngôi làng Hallstatt (Áo), nơi được công nhận là Di sản thế giới.

Dự án làng Hallstatt “nhái” ở Trung Quốc do một công ty khai thác mỏ Minmetals khởi xướng, gây ra nhiều tranh cãi và cũng khiến dân làng tại Hallstatt thật phải ngạc nhiên, không ngờ rằng Trung Quốc có thể sao chép y chang ngôi làng cổ của họ. Những người thực hiện dự án đã kỳ công "bê" từng ngôi nhà, hàng cây, hồ nước trong phiên bản nguyên gốc, thậm chí còn nhập khẩu cả những chú chim bồ câu từ châu Âu xa xôi.

Thị trấn cháy trong 20 năm, Centralia, Pennsylvania, Mỹ


Vào năm 1960 thị trấn này có hơn 5.000 cư dân sinh sống, khi đó Centralia thực sự là một thị trấn sầm uất. Tuy nhiên, vào năm 1962, các công nhân trong khi đốt rác thải ở một hố than đã đốt cháy một mạch than ở dưới lòng đất, lượng than này bị cháy đã dẫn tới gây cháy các mạch than đá và khoáng sản, tất cả tạo ra một đám cháy khủng khiếp. Người dân đã tìm mọi cách dập lửa mà không được. 

Những thị trấn kì lạ trên trái đất
Ngọn lửa này đã âm ỉ cháy trong suốt 20 năm khiến đất đường nứt ra

Ngọn lửa đã âm ỉ cháy trong suốt 20 năm đến nỗi mặt đất nứt hết ra. Người ta ước tính rằng ngọn lửa còn sẽ tiếp tục cháy trong 250 năm nữa. Cảnh vật còn lại thật ảm đạm và đáng sợ, cây cối nứt gãy, nhà cửa, đường phố đều bị phá hủy hết. Vì thế chính phủ đã thu hồi lại mã số bưu điện của thị trấn và khuyến khích người dân di chuyển ra khỏi đây nhưng đến năm 2013, vẫn còn 7 người trụ lại thị trấn này. Chính phủ đã đồng ý để cho họ ở lại, với điều kiện khi họ chết, tài sản của họ sẽ được quyên góp cho các tên miền nổi tiếng. 

Thị trấn bên vách núi, Setenil de las Bodegas, Tây Ban Nha


Thị trấn bên vách núi
Thị trấn bên vách núi thu hút rất nhiều khách du lịch

Dân số: 3.000 người, nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Ronda, Tây Ban Nha, Setenil de las Bodegas có khoảng 3.000 người sinh sống. Điểm đặc biệt của thị trấn này là phần lớn các ngôi nhà trong thị trấn được xây ngay bên vách núi Cadiz. Những ngôi nhà được sơn màu trắng, những quán café thơ mộng nằm ẩn mình dưới các vách đá là một trong những điểm đặc biệt thu hút nhiều du khách tham quan đến thị trấn này.

Thị trấn với tên thương hiệu cà phê Việt Nam, Buford PhinDeli, Wyoming, Mỹ


Thị trấn kì lạ trên thế giới
Thị trấn với tên gọi tên thương hiệu cà phê Việt Nam

Buford thuộc tiểu bang Wyoming, miền tây nước Mỹ, cách thủ phủ Cheyenne của bang khoảng 50 km về phía đông. Ban đầu, thị trấn này có tên là Buford, xét về quy mô thị trấn này chỉ có 5 tòa nhà và 3 người dân đó là Don Sammons (chủ sở hữu và thị trưởng của thị trấn), vợ và con trai của ông. Sau khi vợ chết và con trai ông chuyển đi, Sammons đã quyết định bán đấu giá thị trấn này cho người trả giá cao nhất. Cuối cùng, ông Phạm Đình Nguyên – một doanh nhân người Việt đã mua thị trấn này với giá 900.000 USD và thay đổi tên thành Buford PhinDeli nhằm mục đích quảng bá thương hiệu café PhinDeli đến với thị trường Mỹ.


Thị trấn sinh thái , Damanhur, Ý


Thị trấn kì lạ trên trái đất
Người dân nơi đây sinh sống bằng cách tự cung, tự cấp bằng năng lượng và cuộc sống tự nhiên.

Dân số: 600 người, thị trấn Damanhur được thành lập từ năm 1975 bởi Oberto Airaudi, đây được xem là ngôi làng sinh thái nằm ở miền Bắc nước Ý. Ban đầu, chỉ có khoảng 24 người cùng ông Oberto Airaudi hỗ trợ xây dựng ngôi làng, cũng như các kiến trúc, đền thờ tại đây. Họ sinh sống bằng cách tự cung, tự cấp bằng năng lượng và cuộc sống tự nhiên.

Hiện nay, Damanhur đã có khoảng 600 cư dân sinh sống và có cả đơn vị tiền tệ riêng (Credito) và trường đại học của riêng họ.
Nguyệt Ánh
Sưu tầm
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: