Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh và 15 dự án du lịch mang 'tư duy đột phá'
Theo Trí thức và Phát triển
www.trithucvaphattrien.vn/n2115_tskts-nguyen-thu-h...
Bóng đêm… mưa, gió, bão, lụt,... và rơm, rác,... những thứ tưởng như chỉ gây cho con người sự lo lắng và phiền toái, đều đã trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo trong các dự án của Tiến sĩ - kiến trúc sư Nguyễn Thu Hạnh. Những ý tưởng lãng mạn và lạ lẫm với tư duy thông thường của mọi người. Nhưng chị, một kiến trúc sư trót mang trong mình niềm đam mê nghiên cứu du lịch đang muốn làm một bước đột phá về tư duy.

  

  

TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh – Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững
Tình cờ cách đây 2 tháng, khi đang tìm hiểu thông tin để viết về chủ đề: “ Thay đổi tư duy để phát triển ngành du lịch”, tôi được gặp chị. Như một sự hữu duyên, tôi được chị chia sẻ rất nhiều những đam mê và sáng tạo của chị với các công trình nghiên cứu du lịch mang “tư duy đột phá”. Chị là Tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Thu Hạnh - Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch bền vững (STDe). Chị cũng là người đã có 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn chiến lược và qui hoạch du lịch ở tầm quốc gia.

Tôi băn khoăn hỏi chị: “ Tại sao Việt Nam có khá nhiều tiềm năng du lịch nổi trội, nhưng so với các nước như Singapore, Malaysia hay Thái Lan, sản phẩm du lịch của chúng ta lại nghèo nàn, thiếu tính đa dạng, độc đáo và chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch hả chị…?”. Câu hỏi như đánh trúng vào những suy tư, trăn trở từ lâu của nhà khoa học này, chị nói: “ Theo mình, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này: từ khâu quản lý, hoạch định chiến lược và liên kết phát triển sản phẩm du lịch cho đến khâu triển khai vào thực tế,…cái khó từ tài chính, cái khó từ con người,…nhưng trên hết là cái khó trong rào cản về tư duy nhận thức. Tư duy cũ, kinh nghiệm cũ, dù đã lạc hậu nhưng là cách nghĩ an toàn của số đông xã hội. Điều này khiến cho Việt Nam vẫn mãi là quốc gia nghèo và chạy theo các quốc gia khác mà không có được con đường sáng tạo của riêng mình.”

Cũng chính từ những trăn trở này, năm 2010, được sự ủng hộ của 11 Giáo sư, Phó Giáo sư và Tiến sĩ, là chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch, chị đã thành lập Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững (STDe) là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Với sứ mệnh:"Thay đổi tư duy trong việc khai thác tài nguyên để tạo ra bước đột phá cho du lịch Việt Nam".

Thu Hạnh chia sẻ: " Việt Nam của chúng ta đang sở hữu một kho báu tài nguyên dồi dào. Những tài nguyên đó có khoảng mười giá trị thì chúng ta mới chỉ khai thác được hai, ba các giá trị bề nổi thôi. Còn nhiều giá trị tiềm ẩn khác, đòi hỏi phải có góc nhìn toàn diện, sâu sắc và tinh tế hơn, mang nhiều tư duy khoa học hơn, chưa được chúng ta quan tâm đầu tư thích đáng… Tôi thấy thương cho dân mình. Ở các nước phát triển, tài nguyên tự nhiên không có nhiều nhưng nhờ trí tuệ họ đã tạo ra nhiều đột phá cho du lịch. Càng đi nhiều, tôi càng thấy lòng tự hào dân tộc của mình bị tổn thương".

Từ khi ra đời, STDe đã đầu tư trọng điểm cho các công trình nghiên cứu có “Tư duy đột phá”, giải quyết các thách thức lớn nhất của du lịch Việt Nam hiện nay như vấn đề cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu...

Như một cái duyên với nghề, sau 5 năm thành lập, TS. Hạnh cùng các đồng nghiệp STDe của chị đã nghiên cứu và liên tục công bố 15 bộ sản phẩm du lịch mang “ Tư duy đột phá”, được dư luận đánh giá cao về tính sáng tạo. Trong đó, phải kể đến các dự án điển hình như:

Dự án “ Biến mưa, bão, lụt miền Trung thành sản phẩm Du lịch”. Đây là dự án thay đổi tư duy ứng xử với biến đổi khí hậu, thay cho “trốn chạy” và “chống lại” các yếu tố thời tiết bất lợi. Dự án đã đề xuất các giải pháp để du lịch có thể “sống chung” và tìm kiếm cơ hội từ chính những yếu tố bất lợi. Được chính quyền địa phương đồng thuận, các tour du lịch mùa mưa-lụt đã mang lại những hiệu quả bất ngờ: nó không chỉ giúp cho du khách hiểu thêm về văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người miền Trung mà còn là những cơ hội để họ thực hiện hoạt động du lịch có trách nhiệm: chia sẻ và động viên giúp đỡ người dân địa phương trong những ngày gặp mưa, lụt. Dự án hiện đang được một số doanh nghiệp du lịch ứng dụng triển khai tại T.P Huế và T.P Hội An. Về phía các nhà quản lý, Ông Trương Văn Bay, phó chủ tịch T.P Hội An đã gọi dự án này là dự án: “Biến họa thành phúc” còn Ông Ngô Hòa Phó Chủ tịch Tỉnh thừa thiên Huế chia sẻ: “ Tôi rất mong  du khách có thể thưởng thức được vẻ đẹp tuyệt vời của Huế trong mưa”. 


Hội thảo “ Biến  Mưa, bão, lụt miền Trung thành sản phẩm du lịch” tháng 3/2011
 
Dự án “ Mô hình khách sạn “ Bóng đêm”- là mô hình khách sạn tiết kiệm năng lượng điện ở mức tối đa nhưng lại khai thác được nhiều giá trị và vẻ đẹp của bóng tối để giúp khách du lịch có những trải nghiệm hoàn toàn mới và tạo được doanh thu cho du lịch. Dự án này được trao tặng giải thưởng cống hiến của cuộc thi “Ý tưởng Kinh tế Xanh 2011” và đã ký được hợp đồng chuyển giao công nghệ cho 3 doanh nghiệp tại Hội chợ Techmart Quốc tế 2013.   


 Lễ ký hợp đồng chuyển giao công nghệ dự án “ Mô hình khách sạn bóng đêm” tháng 10/2012
 
Dự án “ Sản phẩm du lịch từ Rơm Đường Lâm”: Giúp người dân làng cổ Đường Lâm khai thác tận dụng rơm để làm ra nhiều sản phẩm du lịch khác nhau như: Nhà nghỉ bằng Rơm, đồ lưu niệm rơm, thời trang rơm,…Giảm thiểu được việc đốt rơm gây ô nhiễm môi trường và khai thác hiệu quả hơn các giá trị của cánh đồng. Hiện nay, dự án đang được phối hợp với người dân Đường Lâm để triển khai vào thực tế.


Hội thảo “ Tour du lịch Mùa lúa chin tại làng cổ Đường Lâm” tháng 9/2014

 
 Dự án “Sản phẩm Du lịch từ gió Bạc Liêu”. Dự án này đã giúp cho nhà máy điện gió Bạc Liêu có một hướng phát triển mới để phát triển chuỗi sản phẩm du lịch từ Gió, tạo thêm nguồn thu nhập lớn từ việc khai thác “cánh đồng điện gió Bạc Liêu”... Dự án đang được UBND Tỉnh Bạc Liêu hết sức ủng hộ và đứng ra kết nối với các doanh nghiệp trong Tỉnh để triển khai vào thực tế trong năm 2015... 


Hội thảo “ Sản phẩm du lịch từ gió Bạc Liêu” tháng 4/2014

 
Với tư duy biến thách thức thành cơ hội, TS.KTS. Nguyễn Thu Hạnh và STDe của chị đã liên tục và không ngừng cho ra đời nhiều sản phẩm du lịch đột phá về tư duy. Chị bảo, chị là người sinh ra để đối mặt với thách thức. Thế nên, tất cả sản phẩm của chị và STDe sáng tạo nên đều đi ngược lại với tư duy thông thường của số đông xã hội. Thời gian đầu, chị đã gặp phải những rào cản rất lớn từ dư luận xã hội. Nhiều người cho chị là quá lãng mạn, viển vông,… và hoàn toàn không tin vào tính khả thi của các dự án mà STDe đã công bố.

TS. Hạnh nói, chị chấp nhận làm người tiên phong, sẵn sàng trả giá để đối mặt với những khó khăn ngổn ngang phía trước. STDe của TS. Hạnh được thành lập để biến những ý tưởng khoa học thành thực tế. Hơn 2% GDP dành cho các nghiên cứu khoa học chỉ để nhận những cuốn sách xếp vào thư viện, một sự lãng phí về chất xám quá lớn trong khi đất nước còn nghèo. Và chị cùng các đồng nghiệp STDe đã và đang cố gắng cải thiện tình hình đó.

Từ ý tưởng sáng tạo đến triển khai thành sản phẩm thực tế, các nhà khoa học của STDe đã đi đến từng địa phương, từng doanh nghiệp du lịch để thuyết trình với suy nghĩ, chỉ mong họ hiểu được lợi ích và áp dụng vào thực tế. STDe còn tình nguyện giúp các địa phương nghèo triển khai các ý tưởng khoa học thành hiện thực mà không đòi hỏi lợi nhuận…Từ vài năm nay, những người dân làng cổ Đường Lâm đã được những nhà khoa học của STDe thường xuyên về tập huấn để có thêm các kỹ năng làm sản phẩm du lịch độc đáo từ rơm, một nguồn nguyên liệu sẵn có của cánh đồng.

Nhiều chuyên gia trong ngành du lịch nói rằng, TS.KTS. Nguyễn Thu Hạnh là nhà khoa học của những “Tư duy ngược”. Nhưng, ai cũng hiểu, tư duy đó đã mở ra một cánh cửa mới, một lối đi hoàn toàn khác biệt cho con đường sáng tạo, và phát triển sản phẩm du lịch tại Việt Nam. Với 15 bộ sản phẩm du lịch mang “ tư duy đột phá” cùng bộ sách “ Tư duy sáng tạo sản phẩm du lịch” đã xuất bản, chị và các nhà khoa học của STDe đã để lại những dấu ấn đáng kinh ngạc cho du lịch Việt Nam về lòng đam mê và sức sáng tạo.

Và hơn ai hết, tôi khâm phục chị, một chân dung Trí thức dám nghĩ, dám làm. Câu nói mà TS. Hạnh tâm đắc nhất là: “cám ơn nghịch cảnh”. Là một kiến trúc sư nhiều hoài bão, chị coi những chặng đường vô cùng khó khăn trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc mang tính cách mạng trên thế giới như: Tháp Eiffel ( Pháp); Nhà hát Opera de Sydney ( Úc), … là những tấm gương lớn để động viên mình dũng cảm hơn, kiên tâm hơn với con đường đã chọn.

TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh có một ước mơ lớn, đó là mong muốn người Việt có thể phá bỏ hàng rào tư duy cũ để tận dụng cơ hội từ các yếu tố thiên nhiên bất lợi. Những người làm du lịch Việt Nam sẽ hướng đến một tư duy đột phá để sáng tạo ra các sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo, thể hiện trí tuệ, tâm hồn và ý chí của dân tộc Việt Nam. Hi vọng những tư duy, ý tưởng sáng tạo mang tư duy đột phá của nhà khoa học đam mê này sẽ mang đến một tương lai mới, diện mạo mới cho du lịch Việt Nam.

Xuân Trà
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: