Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Những điều kỳ quặc nhiều người không biết chỉ có thể làm ở Thụy Sĩ Những điều kỳ quặc nhiều người không biết chỉ có thể làm ở Thụy Sĩ
Thành phố cô đơn nhất Trung Quốc sở hữu vô vàn cảnh đẹp say đắm lòng người Thành phố cô đơn nhất Trung Quốc sở hữu vô vàn cảnh đẹp say đắm lòng..
Xem Tiếp...
KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH, CHÌA KHÓA NÀO CHO SỰ THÀNH CÔNG?

Theo trang đối ngoại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
vccinews.vn/news/12788/khai-thac-di-san-van-hoa-phuc-vu-du-lich-chia-khoa-nao-cho-su-thanh-cong.html

Là nước có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên việc khai thác các di sản văn hóa để phục vụ du lịch hiện nay còn nhiều hạn chế. Phóng viên Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững (STDe) về vần đề này. Thu Hà thực hiện.


Xin Bà cho biết về sứ mệnh và mục tiêu hoạt động của Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững (STDe)?

 

Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững (STDe) là tổ chức nghiên cứu khoa học ra đời vào tháng 2/2010.Đội ngũ nhân sự chủ chốt của STDe bao gồm 11 giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ và các nhà khoa học trẻ tâm huyết trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch

 

Với sứ mệnh:"Thay đổi tư duy trong việc khai thác tài nguyên để tạo ra bước đột phá cho du lịch Việt Nam", STDe đã đầu tư trọng điểm cho các công trình nghiên cứu có “Tư duy đột phá”, giải quyết các thách thức lớn nhất của du lịch Việt Nam hiện nay như vấn đề cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu...

 

Với tài nguyên du lịch khá nổi trội nhưng hiện nay nhiều di sản văn hóa của Việt Nam còn chưa được khai thác hiệu quả để phục vụ du lịch. Theo bà, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Với tiềm năng khá nổi trội và đặc sắc nhưng thực tế khai thác tài nguyên du lịch tại các di sản văn hóa của VN còn rất nhiều hạn chế và bất cập, thể hiện trên các mặt sau: sản phẩm du lịch tại các di sản văn hóa ở VN còn phát triển tự phát, không theo hệ thống nên thường manh mún và hay bị trùng lặp. Hầu hết sản phẩm còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu bản sắc và không đáp ứng được nhu cầu da dạng của khách du lịch trong và ngòai nước nên chưa đem lại hiệu quả doanh thu cao. Mặt khác, sản phẩm du lịch còn chưa thực sự góp phần bảo tồn và tôn vinh các giá trị của di sản .

 

Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên là do sản phẩm du lịch tại các di sản văn hóa ở VN chưa được đầu tư nghiên cứu và qui hoạch phát triển một cách hệ thống trên diện rộng, với mục tiêu và chiến lược dài hạn ở tầm quốc gia. Phối hợp liên ngành trong phát triển sản phẩm du lịch tại các di sản văn hóa của VN còn yếu; Giá trị của các di sản văn hóa còn chưa được đánh giá một cách khoa học và toàn diện; Phương thức đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch và cơ chế phân chia lợi ích tại các di sản văn hóa chưa khuyến khích và thu hút được sự tham gia rộng rãi trong xã hội ( đặc biệt là sự tham gia của người dân tại khu vực di sản). Mặt khác, nhận thức và trình độ chuyên môn của các đối tượng tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm du lịch ( nhà quản lý hoạch định, doanh nghiệp, tư vấn, khách du lịch, cộng đồng dân cư) còn bị hạn chế trên nhiều khía cạnh.

 

Theo bà, cộng đồng có vai trò gì trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hóa? Để nâng cao và gắn kết vai trò của cộng đồng trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị di sản, theo bà đâu là vấn đề cốt lõi?

Cộng đồng (người dân địa phương tại khu vực di sản) là chủ thể của di sản cũng đồng thời là người có trách nhiệm duy trì, bảo vệ và phát huy di sản để trở thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang nét đặc thù địa phương. Nói một cách khác, cộng đồng là yếu tố tài nguyên nhân văn rất quan trọng, thể hiện phần “ Hồn của di sản”.

 

Để nâng cao và gắn kết vai trò của cộng đồng trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị di sản, vấn đề cốt lõi là phải đem lại được lợi ích thiết thực cho người dân từ việc khai thác di sản, qua đó nhận thức của người dân sẽ thay đổi, họ sẽ chủ động tham gia vào quá trình bảo tồn và khai thác di sản một cách hiệu quả và bền vững.

 


Sự đồng thuận và tham gia ủng hộ của người dân chính là chìa khóa cho sự thành công, quyết định tính khả thi của qui hoạch và các kế hoạch phát triển du lịch tại di sản. Khi lợi ích đến với người dân, thì việc gìn giữ và phát huy di sản sẽ không còn là nhiệm vụ của Nhà nước mà đã được xã hội hóa tích cực bởi sự tham gia của cộng đồng.

Được biết, Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững( STDe) đã liên tục công bố các sản phẩm du lịch mang tính chất đột phá trong tư duy, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận đối với việc khai thác các giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch. Bà có thể kể tên một số dự án này?

Sau gần 5 năm thành lập, STDe đã nghiên cứu và liên tục công bố 15 bộ sản phẩm du lịch mang “ Tư duy đột phá”, được dư luận đánh giá rất cao về tính sáng tạo. Điển hình là:

Dự án “ Biến mưa, bão, lụt miền Trung thành sản phẩm Du lịch” triển khai tại hai di sản văn hóa Thế giới: Cố đô Huế và phố cổ Hội An. Đây là dự án thay đổi tư duy ứng xử với biến đổi khí hậu và cũng là thay đổi cách nhìn về giá trị di sản. Thay vì “trốn chạy” và “chống lại” các yếu tố thời tiết bất lợi, dự án đề xuất các giải pháp “sống chung” và tìm kiếm cơ hội từ chính những yếu tố bất lợi đó. Dự án hiện đang được một số doanh nghiệp du lịch ứng dụng triển khai tại T.P Huế và T.P Hội An.

Dự án “ Mô hình khách sạn “ Bóng đêm”- là mô hình khách sạn sử dụng năng lượng điện ở mức tối thiểu nhưng lại khai thác được nhiều giá trị và vẻ đẹp của bóng tối để giúp khách du lịch có những trải nghiệm hoàn toàn mới và tạo được doanh thu cho du lịch. Mô hình “du lịch bóng đêm” này rất thích hợp để triển khai tại các di sản văn hóa như: Hội An, Mỹ sơn,… Dự án đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ cho 3 doanh nghiệp tại Hội chợ Techmart Quốc tế 2013.

Dự án “ Sản phẩm du lịch từ Rơm” tại làng cổ Đường Lâm: Giúp người dân làng cổ Đường Lâm khai thác tận dụng rơm để làm ra nhiều sản phẩm du lịch khác nhau như: Nhà nghỉ bằng Rơm, đồ lưu niệm rơm, thời trang rơm,…Giảm thiểu được việc đốt rơm gây ô nhiễm môi trường và khai thác hiệu quả hơn các giá trị của cánh đồng. Hiện nay, STDe đang phối hợp với người dân Đường Lâm để triển khai dự án vào thực tế, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 4/2015.

Dự án “ Tour du lịch Làng Vũ Đại ngày ấy”. Là loại hình du lịch văn học kết hợp du lịch làng quê, giúp du khách ngược về quá khứ của không gian làng quê VN cuối thế kỷ 18, để trải nghiệm với các nhân vật và sự kiện trong tác phẩm văn học của nhà văn hiện thực Nam Cao như: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến,…Dự án đã chuyển giao cho Công ty Du lịch Khát Vọng Việt triển khai bước đầu tại xã Hòa Hậu ( Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam) và đã được du khách đón nhận nhiệt tình.

 

Để tiếp tục sứ mệnh: “Thay đổi tư duy làm du lịch của người Việt”, STDe dự định sẽ có những sản phẩm du lịch gì trong năm tới?

Với một loạt các dự án nghiên cứu đã công bố trên, có thể khẳng định: Thế mạnh nổi trội của STDe là “ Tư duy đột phá”. Đây là lối tư duy vượt khung, thậm chí phá bỏ hoàn toàn lối tư duy cũ (đã trở thành lối mòn) trong các giai đoạn kinh tế-  xã hội trước đây.

Để tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình qua các dự án “Du lịch đột phá” được triển khai vào thực tế, năm 2015 STDe sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch để triển khai tiếp các dự án: Tour du lịch “ Mùa lúa chín tại làng cổ Đường Lâm”, tour du lịch “ Huyền thoại Hồ Gươm” và tour du lịch “ Gió Bạc Liêu”.

Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập STDe ( 10/2/2015), chúng tôi dự định sẽ công bố một bộ Sản phẩm du lịch hết sức đặc biệt ( chắc bạn sẽ không thể ngờ tới). Xin phép cho tôi được dấu tên bộ sản phẩm này, để tạo bất ngờ cho sự kiện ngày hôm đó.


 
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: