Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Kỳ lạ truyền thống để bò giẫm lên người để lấy may ở Ấn Độ Kỳ lạ truyền thống để bò giẫm lên người để lấy may ở Ấn Độ
Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Xem Tiếp...
DU LỊCH ... GIÓ!
There are no translations available

Khai thác tài nguyên gió phục vụ du lịch là ý tưởng mới, được các nhà khoa học đưa ra trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014 vừa qua.

“BỮA TIỆC” DIỀU

Gió có ở khắp nơi, ai cũng cảm nhận được, nhưng không trực tiếp thấy được hình hài của gió. Những buổi thả diều nghệ thuật tại khu du lịch Nhà Mát, nằm sát biển Đông mấy ngày trước đã cho người xem thấy được hình hài, tiếng nói của gió. Gió hiện thân vào những cánh diều phấp phới trong không trung; gió uốn lượn; gió lên cao, xuống thấp. Những tiếng trầm trồ của người xem không ngớt khi thưởng thức “bữa tiệc” diều nghệ thuật.

Chị Nguyễn Kim Cương (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình) đã 2 ngày liền đi “đổi gió” với màn thả diều nghệ thuật, chị thấy vui. Có những lúc diều bay quá cao, coi muốn trật ót, nhưng không làm người xem thấy chán. Chị Cương nói: “Bạc Liêu mình trước giờ mới tổ chức, nên lần đầu tiên tôi thấy những con diều với hình dáng, màu sắc khác nhau”. Còn cháu Nguyễn Hồng Hạnh (học sinh lớp 3, Trường tiểu học Đông Hải, huyện Hòa Bình) cho biết, cháu thích nhất là diều bạch tuộc vì nó có nhiều màu sắc.

 

 

 

 

 

Thả diều nghệ thuật trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014. Ảnh: N.Q

 

Ba câu lạc bộ (CLB) diều nghệ thuật đến từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mang xuống đây hơn 300 con diều. Anh Cao Văn Trinh, CLB diều Ô Cấp (TP. Vũng Tàu) cho hay, những con diều mang hình dáng của 12 con giáp, động vật biển như mực, cá voi, bạch tuộc… và các hình dáng khác. Người chơi diều tự mày mò sáng tạo. Có người sáng tạo ngẫu hứng, nhưng cũng có người sáng tạo theo mùa. Chẳng hạn như mùa xuân thì làm diều cành đào, đôi trâu húc nhau thể hiện không khí lễ hội. Tiếng sáo diều vi vút dưới nền trời trong xanh khiến người xem, người chơi vừa vui tai, vừa vui mắt, tan biến căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Nhiều người đến xem thả diều như trở về ký ức tuổi thơ: “Quê hương là con diều biếc/ Tuổi thơ con thả trên đồng…”.

Muốn có con diều bay cao thì ngoài yếu tố cân bằng, gọi là “diều chuẩn” thì gió là yếu tố quan trọng thứ nhì. Gió ở biển thì theo con nước, nước ròng là gió yếu, nước lên thì cánh diều no gió.

LỜI của gió...

Sức gió ở Bạc Liêu không chỉ nâng cánh diều, sản xuất ra dòng điện mà còn có 9 giá trị vật chất và tinh thần có thể khai thác để làm du lịch. Những cánh diều tung bay trong gió đưa người chơi, người xem trở về tuổi thơ - đó là giá trị hoài niệm của gió.

Gió có đời sống tinh thần phong phú, khi dịu êm, khi lặng lẽ, cũng lắm lúc giận dữ, nổi trận cuồng phong. Khi đến thăm “cánh đồng điện gió” (Nhà máy điện gió Bạc Liêu), du khách sẽ cảm nhận được các trạng thái này của gió. Họ được chụp những bức hình tuyệt vời trong lúc thả hồn với gió, hoặc có thể ngồi hóng gió hàng giờ trong những căn chòi đón gió đa dạng mà không hề biết chán.

Các nhà khoa học ở STDe đã đưa ra ý tưởng, thiết kế quảng trường “Nhạc gió” - nơi thưởng thức những thanh âm thiên nhiên kỳ vĩ từ “cây đàn gió”, lãng mạn cảm nhận tình yêu của gió tại khu du lịch “Lời tỏ tình của gió”, tham quan bảo tàng và mê cung gió - là công trình kiến trúc chứa đựng cặn kẽ tính chất, đặc điểm của nhiều loại gió khác nhau, các giá trị đặc biệt của nó, đồng thời ghi lại lịch sử khai thác nguồn gió Bạc Liêu hoặc khoan thai bước trên đại lộ “Cuốn theo chiều gió”.

Hội thảo “Hãy đến với Bạc Liêu, để lắng nghe hơi thở của gió…” tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 3/2014 đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Ý tưởng đã có, chỉ còn chờ nhà doanh nghiệp biến chúng thành hiện thực. Khi ấy, nguồn tài nguyên 56km bờ biển của Bạc Liêu được khai thác hiệu quả, đầy đủ. Gió biển được ví như vitamin của cuộc sống, và riêng với Bạc Liêu, điều đó rất đúng trong tiến trình phát triển quê hương.

Nguyễn Quốc

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: