Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến
Quán cà phê Nhật gây sốt với những con chuột khổng lồ Quán cà phê Nhật gây sốt với những con chuột khổng lồ
Xem Tiếp...
LÀM DU LỊCH TỪ CÁT, MUỐI...RÁC

“Bờ biển của chúng ta đang sở hữu một kho báu tài nguyên dồi dào là cát và muối. Những tài nguyên đó có khoảng mười giá trị thì chúng ta mới chỉ khai thác được hai, ba các giá trị bề nổi thôi. Còn nhiều giá trị tiềm ẩn khác, đòi hỏi phải có góc nhìn toàn diện, sâu sắc và tinh tế hơn, mang nhiều tư duy khoa học hơn, chưa được chúng ta quan tâm đầu tư thích đáng…Tôi thấy thương cho dân mình. Ở các nước phát triển, tài nguyên tự nhiên không có nhiều nhưng nhờ trí tuệ họ đã tạo ra nhiều đột phá cho du lịch. Càng đi nhiều, tôi càng thấy lòng tự hào dân tộc của mình bị tổn thương.

Theo nhóm dự án, có thế mạnh với nhiều bãi cát đẹp, nhưng sản phẩm du lịch biển của Việt nam còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là các hoạt động như tắm biển, phơi nắng, thể thao trên cát, trượt cát, xây lâu đài cát... Thực tế, cát mang lại nhiều ý nghĩa tinh thần hơn là vật chất, giúp con người cảm nhận cuộc sống chậm và tĩnh. Các sản phẩm làm từ cát cũng rất đa dạng: tranh cát, nghỉ dưỡng chữa bệnh với cát, các đồ lưu niệm làm từ cát
.


Kiệt tác từ cát luôn là niềm đam mê của nhiều du khách (Ảnh: STDe)

Muối cũng là nguồn tài nguyên nổi trội của biển Việt Nam, một quốc gia có hơn 3.200km bờ biển; nhưng người dân ven biển vẫn không thể sống bằng nghề muối vì giá muối quá rẻ. Tong nhiều năm gần đây, Việt Nam thậm chí còn phải nhập khẩu muối từ nước ngoài. Nguyên nhân chính là do con người không biết làm ra các sản phẩm từ muối, chỉ nhìn nhận muối như một lọai gia vị trong khi trên thực tế, muối và các sản phẩm từ muối có thể khai thác thành sản phẩm du lịch độc đáo với các giá trị hàng hóa (đèn muối, gia vị, tranh muối),  các giá trị văn hóa - giải trí (ma trận muối, hang động, trượt muối), sản phẩm ẩm thực, nghỉ dưỡng - chữa bệnh (khách sạn muối, biệt thự muối, làng muối)...

Ngay cả rác vốn được coi là vấn đề bức bối tại các bờ biển do vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch biển, nếu được xử lý qua sức lao động và sáng tạo của con người, sẽ trở thành tài nguyên tái sinh có giá trị . Dự án đưa ra đề xuất các giá trị du lịch từ rác với các giá trị tạo hình, làm vật liệu xây dựng và giá trị công nghiệp.

Dự án cũng đưa ra ý tưởng xây dựng công viên tái sinh trên biển. Công viên tái sinh trên biển là công viên nằm trên các bãi biển, được xây dựng từ vật liệu là "rác".

Rác thải thu gom được tại các bãi biển sẽ được phân loại và chọn lựa để sử dụng trong công viên tái sinh. Những rác thải được sử dụng chủ yếu là những chất thải rắn, khó phân hủy hoặc không phân hủy được (như gỗ, nhựa, thủy tinh, kim loại...). Khi rác được đưa thành sản phẩm du lịch, rác sẽ được xử lý, làm sạch trước khi bước vào quy trình sản xuất. Các sản phẩm từ rác chủ yếu được làm thủ công, kết hợp một số máy móc đơn giản. Họat động trong công viên tái sinh đa dạng, dưới nhiều hình thức và phù hợp với nhiều đối tượng cụ thể.

Họat động mua bán, trao đổi sản phẩm tái sinh đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp sản xuất vì hàng hóa đều là tái chế, đầu tư ít, lợi nhuận cao và mang tính giáo dục về môi trường, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu.

Đột phá du lịch cần kết hợp kinh tế và tri thức

Sản phẩm từ cát và muối dường như dễ thực hiện hơn so với sản phẩm công viên rác. Tuy nhiên, bà Hạnh nhận định "Thực tế, nhiều nơi ở Việt Nam đã có họat động sản xuất đồ lưu niệm tái sinh, đổi hàng cũ lấy hàng mới. Chỉ có một công viên rác hoàn chỉnh là ở Việt Nam chưa có. Với tư duy sắp xếp lại vật liệu cũ, cùng việc học hỏi thêm các mô hình trên thế giới, dự án hoàn toàn khả thi."

"Xã hội hô hào rất nhiều về kinh tế tri thức, nhưng thực tế kinh tế của chúng ta chưa gắn nhiều với tri thức: nhà khoa học nghiên cứu một đằng, doanh nghiệp làm một nẻo. Sự gắn kết giữa các nhà khoa học gần như là không có. Do đó, hiệu quả công việc có được từ chất xám từ các nhà khoa học rất hạn chế. Trong khi đó, muốn tạo đột phá cho kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng, cần tạo sự đột phá rất chặt giữa sản phẩm nghiên cứu khoa học và ứng dụng tại doanh nghiệp và địa phương.", bà Hạnh chia sẻ.

Cát, muối là những yếu tố đặc thù, tài nguyên truyền thống và nổi trội của vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, trong vấn đề tư duy khai thác hai tài nguyên này ở Việt Nam còn chưa tốt, không đáng kể so với nguồn tài nguyên. Với bước đầu của dự án, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ thay đổi tư duy làm du lịch của người Việt: không nhất thiết cứ phải có tour, tuyến mới thành sản phẩm; và không cứ phải có sản phẩm đem đi bán được mới là làm du lịch. Kết hơp kinh tế và tri thức sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn trong kinh doanh du lịch.

"Nếu các bạn từng đến Pattaya sẽ thấy bãi biển của họ không đẹp bằng nhiều bãi biển của Việt Nam, nhưng các dịch vụ của họ rất tấp nập, thu hút được nhiều khách du lịch. Vấn đề ở đây là tư duy khai thác tài nguyên của chúng ta còn thiếu toàn diện, thường chỉ khai thác được 10-20% giá trị bề nổi của tài nguyên, phần còn lại mang tính tiềm ẩn và tư duy khoa học hơn vẫn chưa được khai thác và tôn vinh.",TS. Hạnh chia sẻ quan điểm.

Ở Việt Nam, tài nguyên chưa được khai thác thích hợp nên còn nghèo nàn, dù chưa khai thác được nhiều nhưng đã ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên gốc. Trong tình hình Việt Nam còn thiếu các sản phẩm du lịch biển như hiện nay, doanh nghiệp và nhà khoa học tìm được đến nhau mới triển khai được thành sản phẩm thực tế. Ở giai đoạn đầu, dự án của nhóm các nhà nghiên cứu trẻ của STDe đề xuất một số ý tưởng nhằm mục đích lớn nhất là thay đổi tư duy trong làm du lịch và phát triển du lịch bền vững, qua đó tìm kiếm các doanh nghiệp cùng quan điểm phát triển du lịch để phối kết hợp phát triển thành sản phẩm.

 

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: