Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
TẠO THÊM SẢN PHẨM DU LỊCH CHO LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
Theo báo đại biểu nhân dân:
http://www.bvhttdl.gov.vn/vn/view/diembao/1795/index.html
    Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) và Ban quản lý di tích Đường Lâm, Hội liên hiệp phụ nữ xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội vừa tổ chức giới thiệu các sản phẩm lưu niệm từ rơm, nhằm tạo thêm sản phẩm, thu hút khách du lịch đến làng cổ.  

Đến làng cổ chỉ để... ngắm

Sau phi được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia cuối năm 2005, làng cổ Đường Lâm trở thành điểm thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, đến Đường Lâm, khách du lịch khó mua được sản phẩm lưu niệm. Từ miền Nam ra Hà Nội, anh Minh Hoàng tranh thủ ngày cuối tuần đến Đường Lâm. Cả ngày đi thăm làng cổ theo bản đồ du lịch được phát lúc mua vé, anh Hoàng thốt lên: “Làng vẫn giữ được phần nào đó cổng làng đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, những ngôi nhà được xây dựng bằng đá ong độc đáo, nhất là nơi đây có nhiều điểm di tích đình chùa với chiều sâu văn hóa như đền thờ Phùng Hưng, Ngô Quyền, chùa Mía... Tuy nhiên, sau khi thăm làng, muốn mua các sản phẩm lưu niệm, nhưng tôi tìm mãi không thấy”.

Anh Phạm Hoàng Tuấn, một hướng dẫn viên kỳ cựu cùng chung quan điểm: hầu hết khách du lịch đến Đường Lâm tò mò vì nét điển hình của một làng cổ được xây dựng bằng đá ong nâu thẫm cổ kính; một số nhà cổ còn nguyên vẹn. Nếu chương trình kéo dài cả ngày thì buổi trưa khách sẽ được thưởng thức ẩm thực của đồng bằng Bắc Bộ. Sau một thời gian làm du lịch, một số hộ dân ở đây cũng đã chuyên nghiệp hơn trong việc tổ chức dịch vụ nhưng mới chỉ dừng lại ăn uống, sản vật địa phương như chè lam. Chính vì vậy, thường khách đến đây chỉ một lần và ít quay trở lại.

Nếu coi phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An là bảo tàng lối sống đô thị thì làng cổ Đường Lâm là bảo tàng lối sống nông nghiệp. Đó chính là điểm tạo nên thương hiệu du lịch Đường Lâm. Khách quốc tế đến đông nhất từ tháng 9 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau. Còn lại mùa hè chủ yếu là khách nội địa, thăm tập trung vào ngày cuối tuần. Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ nhân ngôi nhà cổ nhất Đường Lâm, hơn 400 năm tuổi, cho biết: vào mùa cao điểm, nhà tôi cũng tổ chức dịch vụ ăn uống. Trong làng mới chỉ có 4 - 5 nhà làm du lịch kiểu này. Còn các sản phẩm du lịch khác để hấp dẫn khách chưa có. Đây chính là khâu yếu của du lịch Đường Lâm, nên chưa tạo ra doanh thu lớn từ du lịch.


 
Tạo thêm sản phẩm du lịch từ rơm

Sản phẩm du lịch từ rơm

Với mong muốn tạo thêm sản phẩm du lịch, tăng giá trị thụ hưởng từ du lịch cho người dân, mới đây, Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) và Hội liên hiệp phụ nữ xã Đường Lâm, Ban quản lý di tích Đường Lâm tổ chức giới thiệu các sản phẩm lưu niệm từ rơm. Chủ tịch STDe Nguyễn Thu Hạnh chia sẻ: “Sản phẩm du lịch ở Đường Lâm còn rất nghèo nàn nên bước đầu STDe sẽ giới thiệu, hướng dẫn người dân thiết kế và làm những sản phẩm bằng rơm, với các hình ảnh hiện hữu về làng cổ Đường Lâm. Đây không chỉ là cách lưu lại hình ảnh Đường Lâm trong tâm trí khách du lịch mà còn giúp người dân có thêm thu nhập nhằm nâng cao cuộc sống”.

Theo Phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã Đường Lâm Dương Thị Lan, Đường Lâm vẫn là vùng quê thuần nông nên rơm rạ nhiều. Do đất chật, người dân hiện có xu hướng đốt rơm, chứ không còn giữ lại như trước. Trong làng chỉ có một số cụ già giữ lại rơm nếp để làm chổi. Vì vậy, Hội rất quan tâm đến mô hình làm sản phẩm lưu niệm này và sẽ tiếp tục tìm các kênh hỗ trợ để triển khai trong thời gian tới. Ban quản lý di tích Đường Lâm cũng rất ủng hộ dự án này vì sản phẩm du lịch đơn điệu là một rào cản lớn để Đường Lâm trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến đây đều thừa nhận, Đường Lâm vẫn là một điểm đến sơ khai, dịch vụ nghèo nàn. Việc tạo ra những sản phẩm lưu niệm tại Đường Lâm sẽ là cách quảng bá hiệu quả, gia tăng thu nhập, nhất là nơi đây là vùng đất trăm nghề nên việc tạo sản phẩm từ rơm sẽ không quá khó. Tuy vậy, Trưởng phòng lữ hành MaiLinhtourist Lại Văn Quân cho rằng: “Để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, rất cần có cá nhân tâm huyết hoặc doanh nghiệp đầu tư về cả vốn lẫn công nghệ để cho ra những sản phẩm hấp dẫn. Thực tế, mô hình doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm du lịch đã rất thành công ở làng nghề Bát Tràng mà Đường Lâm có thể học hỏi”.

Diệu Linh
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: