Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
LO CHO PHANXIPĂNG
There are no translations available

 LO CHO PHANXIPĂNG
  Vài năm trước, nghe nói Phanxipăng sẽ làm cáp treo. Cứ tưởng thiên hạ đồn chơi. Ai dè kế hoạch đã được tỉnh Lào Cai phê duyệt và vừa khởi công.
Dự án bao gồm cả resort cao cấp, sân golf 18 lỗ, các khu vui chơi giải trí... dự kiến hoàn thành vào dịp quốc khánh năm 2015.
 
Hành trình ba ngày hai đêm chinh phục đỉnh Phanxipăng
Hành trình ba ngày hai đêm chinh phục đỉnh Phanxipăng (cao 3.143m) của một nhóm bạn gặp nhau qua một diễn đàn du lịch - Ảnh: T.T.D.

Cáp treo ở Phanxipăng là cáp treo ba dây, mỗi cabin chứa được 35 khách, công suất vận chuyển 2.000 người mỗi giờ...

Đọc những thông tin trên, nhiều người vui và cũng nhiều người buồn. Người vui, mừng cho Sa Pa có thêm nhà đầu tư lớn. Mai này chỉ cần 15 phút cáp treo là lên tới độ cao 2.800m. Ai có sức thì leo tiếp lên đỉnh 3.143m, còn không cũng được an ủi và có thể lập lờ là đã “chinh phục nóc nhà Đông Dương”. Giống hệt LangBian ở Lâm Đồng. Ngồi xe jeep 20 phút lên đỉnh rađa cũng vỗ ngực “chinh phục mái nhà Đà Lạt”, dù chỉ mới ở độ cao 1.950m. Trong khi đỉnh cao nhất là 2.169m và đường rất hiểm trở. Phe ủng hộ còn so sánh với Bà Nà, Đà Nẵng. Nhờ cáp treo và tổ hợp du lịch giải trí trên đỉnh, lượng khách lên Bà Nà tăng 30% mỗi năm.

Những người làm du lịch chuyên nghiệp thì buồn và lo, nhất là dân du lịch dã ngoại, sinh thái. Cánh thích leo núi mạo hiểm, trong đó có tôi thì bị sốc. Phanxipăng nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên, đường đi ngoạn mục, cảnh đẹp tuyệt vời. Các mỏm núi hẹp, chập chùng cây, có cả vườn chè cổ thụ ngàn năm tuổi. Đây là điểm hẹn lý thú của những người luôn muốn “vượt qua chính mình”. Là nơi thử thách ý chí, rèn luyện bản lĩnh, kiểm tra tinh thần đồng đội... Là chốn trải nghiệm kỳ thú về động thực vật; từ cỏ cây, hoa lá, các loại côn trùng... Sau khi hoàn tất việc chinh phục Phanxipăng ba ngày hai đêm, như một khóa huấn luyện đặc biệt, nhiều học trò và đồng nghiệp trẻ của tôi đã khẳng định: “Mình giỏi hơn mình tưởng. Leo Phanxipăng được thì trên đời này chẳng có gì là không thể!”. Vậy mà huyền thoại Phanxipăng sắp bị xóa sổ.

Những kỷ lục cáp treo “phức tạp nhất, dài nhất, độc đáo nhất...” để làm gì khi môi trường và cảnh quan bị tàn phá, còn thực tế du lịch VN vẫn ì ạch. Bà Nà tăng trưởng 30% nhưng chỉ vài năm đầu, khách nước ngoài rất ít lên Bà Nà dù ngày xưa đây là nơi nghỉ dưỡng thú vị của họ. Thiên hạ lên Bà Nà vì tò mò để rồi thất vọng bởi sự ngột ngạt bêtông. Những ai từng lên Bà Nà khi chưa có cáp treo càng tiếc nuối.

Đà Nẵng nóng nên phải lên Bà Nà cho mát. Đằng này, Sa Pa vốn đã lạnh, cần gì lên Phanxipăng cho cóng? Khách đến Sa Pa năm 2012 chưa tới 1 triệu và gần 1/3 là khách nước ngoài. Tỉ lệ tăng trưởng nghịch giữa khách trong và ngoài nước đã nói lên thực trạng “Sa Pa đang ngày càng mất dần nét chân quê, mộc mạc”. Không khéo Sa Pa sẽ như Đà Lạt, chỉ còn khách nội địa là chủ yếu.

Ngoài căn bệnh bêtông hóa các điểm du lịch, VN còn có “hội chứng” cáp treo, cứ đua nhau lập kỷ lục thế giới. Riết chẳng còn chỗ nào thiên nhiên không bị xâm hại. Hễ đã có cáp treo thì chẳng còn ai leo đường bộ. Làm sao leo bộ nổi khi trên đầu mình thiên hạ nhí nhố? Càng không thể lý sự kiểu “đi cáp treo để tiết kiệm thời gian. Lên 2.800m rồi leo bộ tiếp”. Leo núi, phải leo từ đầu để làm quen với thử thách và sự thay đổi chứ không thể “đi tắt đón đầu”. Cứ một bước lên xe, hai bước là cáp treo thì con người sẽ hèn về thể lực, yếu về tinh thần, nhụt về ý chí.

Nhìn sang Malaysia, chỉ có ba di sản thế giới (VN 17) cũng không có nhiều cáp treo kỷ lục, nhưng lượng khách và lợi nhuận từ du lịch gần gấp năm lần VN. Kinabalu, ngọn núi cao nhất Asean, 4.095m, có thể được xem là mô hình để VN học tập. Mỗi ngày Kinabalu chỉ cho phép leo tối đa 120 người. Du khách phải đăng ký trước cả nửa năm, xếp hàng chờ đến lượt. Trước khi leo, mỗi người đều được kiểm tra sức khỏe và tuân thủ nghiêm nhặt các quy định về vật dụng leo núi, hướng dẫn viên.

Dọc đường có trạm dừng chụp ảnh, vệ sinh, y tế, cứu hộ... Hoàn tất, từng thành viên được cấp giấy chứng nhận và huy hiệu trang trọng. Còn Phanxipăng muốn leo bao nhiêu tùy hỉ, tất cả đều “tự cung tự xử” từ nhà vệ sinh, y tế đến cứu hộ... Bảng tên chỉ đường và bản đồ lộ trình thì nhếch nhác.

Chỉ 20% số tiền đầu tư cho dự án cáp treo hoành tráng là đủ để thay đổi hẳn diện mạo Phanxipăng. Được vậy, Phanxipăng vừa có thể sánh vai với Kinabalu, vừa đảm bảo cảnh quan môi trường và phát triển du lịch bền vững. Khi cáp treo Phanxipăng đưa vào hoạt động, huyền thoại và niềm kiêu hãnh “chinh phục nóc nhà Đông Dương” chỉ còn là hoài niệm tiếc nuối.
 

TT
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: