Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Xem Tiếp...
QUY LUẬT NHÂN QUẢ- MISS MẾN
 "Khai mở tầm nhìn để thưởng thức cuộc sống"

QUY LUẬT NHÂN QUẢ
(1/9/2013)
 
TIỂU MẾN- PHÒNG HÀNH CHÍNH KẾ TOÁN

          Là một người rất ít khi viết những bức thư như thế này, em mới hiểu được, Cô đang giúp chúng em trưởng thành lên như  thế nào. Không chỉ là một môi trường làm việc, đó còn là môi trường nuôi dưỡng phát triển đạo đức con người chúng em mà còn giúp chúng em nhận ra “cái tôi” hiện đang ở đâu?

Sẽ chẳng có con đường nào trải dài toàn hoa hồng, đó tất yếu là cả 1 sự cố gắng không mệt mỏi, đôi khi là mất cả 1 cuộc đời hoặc hơn thế nữa.

Sau buổi họp tổng kết toàn tháng 7 (2/8/2013), được chia sẻ cùng mọi người về văn hóa doanh nghiệp, em mới nhận ra rằng: Đây không chỉ là vấn đề của STDe, mà là vấn đề của toàn DN khác, sự phát triển của Văn hóa DN luôn song hành với Công việc chuyên môn, mới đem lại sự phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh hội nhập cạnh tranh trong 2015 sắp tới.

Nhắc đến Văn hóa DN, một vấn đề nóng hổi mà khiến nhiều người hiện nay phải suy ngẫm- đó chính là “QUY LUẬT NHÂN QUẢ”.

Nhiều người nhận định cho rằng, mình làm chuyện tốt mà vẫn khổ hay như nhà kia làm toàn việc xấu lại giàu có hưởng thụ…rồi kết luận: trời không có mắt hay chả có gì là quy luật cả…

Xin thưa, đó là việc bạn chưa hiểu hết được quy luật nhân quả. Có rất nhiều cách để xây dựng khái niệm nhân quả, nhưng chung quy lại một cách dễ hiểu: nhân quả là gieo nhân nào thì gặt được quả ấy. Chăm sóc một cách có nghệ thuật thì sẽ cho hoa quả tốt.

Quả là biểu thị nơi nhân, là vị trí kết thúc của vấn đề. Đức Phật đã dạy:

“Phàm làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó”. Là có lý của câu nói đó.

Nôm na là bạn gieo nhân tốt thì gặt được quả tốt, gieo nhân xấu thì phải chấp nhận quả xấu. Quy luật này vận động theo thời gian và không mang tính chất tức thời. Nghĩa là: bạn làm việc tốt, đôi khi không mang nghĩa ngược lại là bạn được hưởng hay đáp nghĩa tốt ngay lập tức, đôi khi là chính con bạn, hoặc đời sau của bạn được hưởng. Làm việc xấu cũng vậy. Thế nên, đời người không nên quá thắc mắc tại sao mình khổ, mình làm nhiều điều tốt mà không nhận được gì.. và ngược lại.

Quy luật nhân quả đúng trong mọi trường hợp và mọi khía cạnh. Xét về cá nhân em, tuổi còn trẻ, còn phải khám khá và thấm nhiều, có lẽ tầm nhìn chưa đủ để  chiêm nghiệm hết các quy luật, tuy nhiên em xin được đúc kết quy luật này trong phạm vi Doanh nghiệp- vấn đề trong chính bộ máy hoạt động của chúng ta.

-                  Nhân quả thể hiện trong chính hành động của chúng ta:

Mới vào Liên hiệp chưa lâu, nhưng em đã được Cô và anh chị kể rất nhiều hoạt động thiết thực bên mình. Điều đặc biệt ở đây, đó là những việc làm mà bản thân chính STDe bỏ tiền ra để giúp đỡ bà con địa phương, không mang 1 chút tư lợi, chỉ 1 lòng mong sao, làm được cho Bà con càng nhiều càng tốt. Nói không xa chính là bà con Đường Lâm, với mong mỏi làm giàu trên chính quê hương, với những cánh đồng lúa chín và cả 1 di tích làng cổ duy nhất Việt Nam. Cô cùng các anh chị Kiến trúc sư STDe đã về tận nơi, dạy bà con làm đồ thủ công bằng rơm, các đồ nưu niệm xinh xắn…để giải quyết phần nào tính kinh tế cho bà con và rơm rạ sau mùa gặt. Bảo sao, Bà con và Ban quản lý khu di tích Làng cổ Đường Lâm lại quý STDe đến vậy, đôi khi cái quả mà bạn nhận được không phải là cái gì cao siêu, đôi khi thứ tình cảm trân trọng mà địa phương dành cho- cũng là quả- là quý rồi.

Một điển hình cũng tương tự là sự trân trọng, nhớ đến và muốn hợp tác cùng như Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Hà Nam. Nếu chúng ta làm việc có trách nhiệm, đến nơi đến chốn, không tư lợi, thì hình ảnh của STDe cứ mãi nhân rộng như chính sự nỗ lực trong công việc của chúng ta.

Nếu ta làm không có trách nhiệm, chỉ lo tiến độ thì liệu họ có nhớ đến ta hay không, có muốn hợp tác với ta sau 10 năm, 30 năm nữa không?

-               Nhân quả trong mối quan hệ sếp- đồng nghiệp, đồng nghiệp- đồng nghiệp:

Đôi khi những cử chỉ nhỏ lại ảnh hưởng rất nhiều tới công việc chung do tâm lý bị ảnh hưởng.

Ví dụ: Chỉ một câu chào buổi sáng: “ Chúc sếp một ngày vui vẻ” kèm theo 1 nụ cười, đôi khi lại làm công việc hôm đấy suôn sẻ rất là nhiều do tâm lý sếp thoải mái và vui vẻ. Hành động của chúng ta, đều có nguyên nhân và kết quả. Mối quan hệ trong doanh nghiệp đi theo chiều hướng phức tạp, căng thẳng chứng tỏ cả 2 bên  đã có hành động không tốt hoặc chưa đúng.

Nếu các nhân viên biết được sự vất vả của sếp, chia sẻ cùng sếp, luôn cố gắng để hoàn thành tiến độ, chưa biết chừng lại có thưởng. Hay như, sếp luôn tạo điều kiện cho nhân viên phát triển năng lực, động viên đúng lúc và xử phạt kịp thời nghiêm nghị, thì nhân viên sẽ nể phục, năng suất công việc đạt tối đa. Thế mới nói, gieo nhân nào thì gặt được quả ấy.

-                  Nhân quả mang tính trải nghiệm thời gian:

Em vẫn hay thường được nghe câu chuyện:

“Tại một gia đình nọ, có một ông cha già, một đứa con trai. Vợ ông không may qua đời sau một trận chữa bệnh phép thuật mê tín, bùa ngải, đánh người bằng roi để hồn xuất. Thực trạng vợ ông xuất trần để nhập địa, để lại mình ông cô đơn và đứa con trai yêu quý. Ông ôm mối hận mất vợ, kêu ông địa cũng làm ngơ, cáo thần tài cũng không trả lời trả vốn. Mỗi ngày ông lang thang ngoài đường làng, ai thấy cũng đau lòng.

Một chiều nọ, ông ra mộ thăm vợ, ông ngồi xuống bên mộ vợ mà thì thầm:

- Bà hãy nói cho tôi biết vì sao bà chết? Tiền bạc tôi lo theo ý bà mà bà lại ra đây!

Hồn rằng:

- Đi lầm đường, uống nhầm thuốc. Chuyện đã rồi, tôi khuyên ông đừng nói nữa, bọn mê tín nghe được sẽ cho ông theo tôi. Hơn nữa, thời buổi đất cát đắt đỏ, tôi đến trước, sợ sau nầy không có chỗ chen. Thôi ông về cố gắng nuôi con và nói bà con làng xóm rằng: “Mê tín là hàng độc, ai dùng sẽ hại thân và tâm. Tôi nhắn thêm: Thời đại văn minh mà ai còn mê tín sẽ chuốc lấy quả thảm hại”.

Ông nghe hồn nói, ông bớt sầu. Ông quyết tâm nuôi con nên người hữu dụng.

Sau khi thăm mộ vợ về, ông gọi đứa con trai yêu quý lên, nói:

- Mẹ con do chất độc mê tín hại. Ba đã hỏi mấy ông bầu làm nghề mê tín, không ông nào mở miệng giải thích mà chỉ nói “Dại ráng chịu”.

- Bây giờ còn hai cha con heo hút quá! Con đã lớn, nên lập gia đình để Ba có cháu nội cho vui nhà vui cửa.

Đứa con trai thưa:

- Mẹ mất không những ba đau buồn mà con cũng vậy. Con muốn ở vậy phụng dưỡng Ba suốt đời. Con sợ gặp người vợ thiếu hiếu kính với ba, con đau lòng lắm.

Qua bao nhiêu lần khuyên giải của người cha, chàng trai ngã lòng, chìu theo ý cha mình.

Anh lấy vợ và sinh được một bé trai lên tám lên mười, Ông già cưng cháu hết mực. Mỗi chiều, ông nội đứng cửa trông cháu về để được ẵm, nựng cháu.

Thời gian thắm thoát trôi qua, ông ngày già thêm và sức càng yếu, ông lâm trọng bệnh, bệnh một căn bệnh lao quái ác mà không ai dám đến gần vì sợ lây nhiễm. Biết cha chồng bệnh nguy hiểm, người vợ nói với chồng:

- Nên cho ông già ở riêng, ăn riêng.

Ruột đau, lòng thắt, nhưng anh con trai đành để cha mình ở riêng nơi hiên nhà phía sau. Không những thế mà còn giới hạn tối đa thằng cháu nội lên xuống với ông nội.

Trong mỗi bữa ăn của mình, ông già chỉ được dùng chén gáo dừa, không được dùng loại chén sứ vì sợ lây nhiễm và rớt bể. Đứa cháu nội rất thương ông, sau mỗi ngày đi học về thường trốn ra chơi với ông nội và thấy ông nội ăn cơm bằng chén gáo dừa, thằng bé để ý nhưng không hỏi gì. Một hôm trên đường đi học về, thằng bé tình cờ lượm được một cái gáo dừa và bỏ vào cặp táp của mình.

Hôm nọ vào ngày nghỉ, thằng bé đem gáo dừa ra mài gọt. Cha thằng bé thấy vậy hỏi:

- Con làm chén gáo dừa này để làm chi vậy?

- Dạ! khi nào ba già như ông nội ba dùng cho khỏi bể.

Anh chàng chạy lại ôm con mà khóc. Đau lòng quá, anh chạy sang hiên nhà thì hỡi ôi người cha đã ra đi từ lúc nào! Anh chàng chỉ biết ôm xác cha vào lòng, hối hận ăn năn nhưng đã quá muộn”.

Nhân Quả là quy luật. Quy luật này không đặc ân cho ai. Và câu chuyện của chàng trai kia đau lòng khi nuôi cha như vậy, hậu quả là đứa con của anh cũng sẽ đối xử với anh như vậy khi về già. Được nghe nhiều lần, mỗi lần được cảm nhận thêm 1 chút về quy luật nhân quả, điều đó nhắc nhở em rằng, phải có hiếu với ba mẹ và đối tốt với tất cả mọi người, kính trọng sếp và thân thiện với đồng nghiệp. Dù kết quả thế nào, nhưng ta cũng đã sống trọn vẹn 1 cách có ý nghĩa.

Việc tin và sống theo quy luật nhân quả, đã giúp em rất nhiều, điển hình là:

1.     Chủ động, tích cực, tự tin hơn trong công việc và cuộc sống:
          Cuộc đời chúng ta hiện tại là sự biểu lộ ra thành quả của những nhân tốt xấu trong quá khứ. Thế nên muốn tiến bộ, muốn tương lai tốt đẹp thì ngay trong hiện tại chúng ta phải gieo trồng những nhân tốt. Chúng ta không thể đổ lỗi, đổ thừa cho hoàn cảnh, cho thần thánh hay cho người khác được. Sự lạc quan, yêu quý đời sống, quý trọng thời gian là do tin và sống theo nhân quả. Tương lai không phải là mơ ước viển vông, tương lai nằm trong những việc mà bạn và tôi làm. Tin nhân quả làm chúng ta an tâm hơn. Mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.

2. Tự do và bình đẳng:

Với quy luật này, ta sẽ bình đẳng với tất cả mọi người trong sự thăng tiến của bản thân mình. Đó là sự bình đẳng tuyệt đối: không ai ăn gian, hối lộ, làm đồ giả, nịnh nọt, bợ đở đối với nhân quả được. Nhân quả khiến ta bình đẳng trước mọi cơ hội để tiến bộ, cả vật chất lẫn tinh thần. Tự do lựa chọn, tự do hành động và tự do xây dựng cuộc đời chúng ta.
3. Không lo sợ:

Không có quả nào có thể xảy ra với ta, nếu ta không có nhân của quả đó. Có thể ta không mang nhân đó kiếp này, nhưng đã từng mang ở kiếp trước, và quả vẫn xảy ra với ta, thì kinh nghiệm là không lo sợ, hãy chấp nhận như một thử thách để ta thấy trưởng thành hơn hôm qua, và rút ra kinh nghiệm, nếu muốn không gặp điều đó nữa thì chớ gieo nhân về điều đó nữa.

Tóm lại:

 
         Chúng ta không thể nói hết về nhân quả vì nhân quả là tất cả đời sống trước mắt, quá khứ và tương lai. Học hỏi nơi đời sống là học hỏi nhân quả nơi đời sống. Sống là tác động lên hệ thống nhân quả của cá nhân và xã hội theo chiều hướng tốt hơn, đúng hơn, đẹp hơn. Điều đó giúp cho mỗi cá nhân phát triển và hoàn thiện theo chiều hướng tốt, đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của Doanh nghiệp và  Cộng đồng. Mỗi người đều có quan điểm riêng của mình về cuộc sống và quy luật, hi vọng có nhiều quan tâm hơn tới vấn đề này trong hiện tại và tương lai.

 

 

 

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: